, //, :: GTM+7

3 lý do vì sao phải bảo vệ các ao hồ trên toàn cầu

KHÁNH NGUYÊN
(Theo UNEP)
Ao hồ chứa 90% lượng nước ngọt trên bề mặt trái đất, là nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã, đồng thời góp sức cho nông nghiệp, đánh bắt cá và cả ngành công nghiệp. Nhưng chúng đang dần biến mất và hầu hết chúng ta đều chưa nhận ra lý do vì sao phải bảo vệ các ao hồ.

Sông, băng tan, nước ngầm và mưa đã tạo nên những hồ nước trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong nền văn minh và phát triển của con người. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, ô nhiễm, khai thác mỏ, áp lực dân số và sử dụng đất không bền vững, các ao hồ đang giảm số lượng nhanh chưa từng có. Đa dạng sinh học của các hệ sinh thái nước ngọt đã biến mất nhiều hơn hầu hết các hệ sinh thái khác trên toàn cầu.

Dù đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất lương thực hiện nay, nhưng phân bón đang là một trong những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường ao hồ. Mưa rửa trôi các chất trong phân bón vào hệ thống nước và ao hồ làm tảo nở hoa gây hại, Phân bón là một thành phần quan trọng của hệ thống lương thực hiện nay, nhưng nó cũng là một nguồn chính gây ô nhiễm sông hồ. Mưa rửa trôi các chất dinh dưỡng trong phân bón vào các đường nước và hồ có thể dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa gây hại (hiện tượng được dự đoán sẽ tăng ít nhất 20% vào năm 2050).

Ngoài ra, nước thải là một mối đe dọa ô nhiễm khác với ao hồ. Ước tính có tới 80% lượng nước thải toàn cầu đi vào các vùng nước chưa qua xử lý gây tác động xấu đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. 

Là thiên đường cho đa dạng sinh học

Con người, thực vật, vi sinh vật và động vật phụ thuộc vào các hồ nước sạch, đặc biệt các hồ nước cũng là điểm dừng chân cho các loài chim di cư. Ao hồ có thể được xem là thư viện sự sống mà tất cả chúng ta dựa vào đó để tồn tại. 

Hồng hạc dừng chân tìm thức ăn ở hồ San Pedro de Atacama, Chile. Ảnh UNEP

Khoảng 6% trong tổng đa dạng sinh học, tương đương hơn 140.000 loài, bao gồm 55% loài cá, dựa vào môi trường sống ở các ao hồ nước ngọt để tồn tại. Tuy nhiên, khoảng 1 triệu trong số 7,8 triệu loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu, rất nhiều trong số đó có môi trường sống ở ao hồ.

Là nơi giải trí và cung cấp thực phẩm

Không thể phủ nhận hồ là nơi cung cấp thức ăn, hỗ trợ sinh kế và có giá trị giải trí riêng của nó. Ao hồ nuôi được rất nhiều loại cá khác nhau, bao gồm cả cá tầm, loài có thể đạt độ dài 6m và nặng 680kg. Nhiều nơi trên thế giới đã bắt đầu nuôi cá tầm ở các ao hồ, vì giá trị kinh tế ngày càng cao của nó. Chưa kể giá trị cảnh quan của các ao hồ trong hoạt động giải trí của con người.

Một số ao hồ là nguồn thức ăn quan trọng với con người. Hồ Victoria, hồ lớn thứ hai thế giới tính theo diện tích bề mặt, là một ví dụ điển hình. Theo Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Thủy sản Châu Phi, hồ này hỗ trợ nghề cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới, sản xuất 1 triệu tấn cá mỗi năm và hỗ trợ sinh kế cho khoảng 4 triệu người.

Hỗ trợ chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu

Ao hồ giúp hành tinh mát mẻ và hấp thụ nước lũ. Các ao hồ, sông và đất ngập nước chứa 20–30% carbon đất toàn cầu mặc dù chỉ chiếm 5–8% bề mặt đất. Bảo vệ và phục hồi các ao hồ là chìa khóa cho nỗ lực giảm thiểu và giúp các hệ sinh thái lẫn con người thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Ví dụ, Toronto, đã triển khai hệ thống làm mát lớn nhất trên thế giới dựa vào ao hồ. Thành phố lớn nhất của Canada đã sử dụng nước hồ làm nguồn năng lượng tái tạo.

Hồ Baikal ở Nga là hồ sâu nhất thế giới và chứa lượng nước ngọt tương đương với năm Hồ lớn ở Mỹ. Ảnh Wikipedia

Lis Mullin Bernhardt, một chuyên gia về nước ngọt của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), cho biết: “Nhận thấy những mối đe dọa về sự biến mất của các ao hồ trên trái đất, Nghị quyết về Quản lý ao hồ bền vững đã ra đời vào tháng 3/2022, kêu gọi các quốc gia bảo vệ, khôi phục và sử dụng bền vững các ao hồ, đồng thời lồng ghép chúng vào các kế hoạch phát triển quốc gia và khu vực. Đây là nghị quyết đầu tiên của Liên Hợp Quốc tập trung vào việc quản lý bền vững các ao hồ, không phân biệt hồ nước ngọt, hồ kiềm hay hồ nước mặn”.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất