, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 16/08/2022, 17:51

4 giải pháp giúp doanh nghiệp xúc tiến thương mại hiệu quả

ĐẶNG THÙY ghi
Sáng 16/8, tại Tọa đàm Phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực thi các FTA, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã chia sẻ những giải pháp dành cho doanh nghiệp để có thể triển khai và tận dụng hiệu quả các giải pháp xúc tiến thương mại (XTTM), hướng tới xuất khẩu bền vững.
Ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động XTTM trên cả nước, Cục XTTM thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng làm công tác XTTM tại địa phương cũng như hiệp hội ngành hàng trong hoạt động XTTM. Từ việc nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, tình hình thương mại thế giới trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng, tổ chức XTTM và doanh nghiệp triển khai các hoạt động XTTM trong thời gian tới một cách đúng quy định đồng thời tối ưu hiệu quả, tiết giảm chi phí.

Ở góc độ doanh nghiệp, để triển khai và tận dụng hiệu quả các giải pháp XTTM, hướng tới xuất khẩu bền vững cho hàng hóa Việt Nam, thứ nhất, các doanh nghiệp cần nâng cao tính chủ động trong tìm hiểu thông tin, cơ chế chính sách, nghiên cứu thị trường, thẩm định đối tác hoặc phối hợp với các tổ chức XTTM để xây dựng kế hoạch và tham gia triển khai. Chúng ta có nhiều hoạt động XTTM mà Nhà nước và tổ chức XTTM triển khai việc doanh nghiệp lưu ý đến việc này còn một số hạn chế. Chúng tôi cho rằng việc này cần thay đổi để xây dựng và tham gia triển khai kế hoạch XTTM nhằm đón đầu cơ hội từ thị trường, đặc biệt các thị trường có FTA.

Thứ hai, về đầu tư phát triển sản phẩm, chúng tôi cho rằng cần chú trọng công tác nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng các quy định của thị trường nhập khẩu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và các hàng rào phi thuế quan.

Thứ ba, chuẩn bị kế hoạch xuất khẩu cho từng mặt hàng, từng thị trường mục tiêu, chủ động liên kết giữa doanh nghiệp – doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong việc đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Thứ tư, đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, không chỉ nhân lực trong lĩnh vực sản xuất mà còn nhân lực trong lĩnh vực thương mại. Nhân lực cần có kỹ năng về ngoại ngữ, kỹ năng đàm phán, kỹ năng XTTM, đặc biệt có khả năng nắm bắt xu hướng tiêu dùng hiện đại, cập nhật công nghệ thông tin để thực hiện các hoạt động XTTM hiệu quả, giảm chi phí, xúc tiến xuất khẩu sang thị trường quốc tế một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn. Vẫn có doanh nghiệp tham gia sự kiện XTTM thiếu bài bản, thiếu kỹ năng và ngoại ngữ dẫn tới không đạt hiệu quả như mong muốn, thâm chí ảnh hưởng tới hoạt động XTTM.

Đó là 4 đề xuất của tôi với doanh nghiệp trong thời gian tới để xuất khẩu bền vững và hiệu quả hơn.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Nổi bật
Được quan tâm


Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất