, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 29/03/2022, 11:11

4 thách thức của ngành rong biển Indonesia

BÁ ANH
(thefishsite.com)
Theo FAO (2020), tận dụng hơn 99.000 km bờ biển, Indonesia sản xuất 9,3 triệu tấn rong biển vào năm 2018 (chiếm 29% tổng số rong biển được sản xuất trên thế giới). Sản lượng rong biển của Indonesia chỉ đứng sau Trung Quốc trên bảng xếp hạng toàn cầu. Thế nhưng, giá trị xuất khẩu rong biển của Indonesia lại thấp hơn Hàn Quốc.
Giá trị xuất khẩu rong biển của Indonesia tương đối thấp mặc dù đạt sản lượng cao.

Điểm yếu lớn nhất: chỉ bán thô!

Theo FAO (2020), tận dụng hơn 99.000 km bờ biển, Indonesia sản xuất 9,3 triệu tấn rong biển vào năm 2018 (chiếm 29% tổng số rong biển được sản xuất trên thế giới). Sản lượng rong biển của Indonesia chỉ đứng sau Trung Quốc trên bảng xếp hạng toàn cầu.

Thế nhưng, giá trị xuất khẩu rong biển của Indonesia lại thấp hơn Hàn Quốc. Năm 2019, giá trị xuất khẩu rong biển của Indonesia chỉ đạt 218 triệu USD, trong khi Hàn Quốc, dù sản lượng rong biển chỉ chiếm 5,23% rong biển được sản xuất trên thế giới nhưng đã giá trị xuất khẩu lên đến 278 triệu USD. 

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do Indonesia chỉ dựa vào lợi thế so sánh (tức là chi phí sản xuất thấp) thay vì lợi thế cạnh tranh (tức là chất lượng hàng hóa theo cơ chế thị trường). Rong biển của Indonesia chủ yếu được bán thô, trong khi rong biển của Hàn Quốc khi đến thị trường đều đã được chế biến thành thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón, mỹ phẩm và dược phẩm. Cho nên, dù sản phẩm không nhiều nhưng giá trị lại tăng lên rất cao.

Nhận diện các thách thức

Theo Pontas Tambunan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Rong biển Indonesia (Astruli), ngành rong biển Indonesia đang đứng trước một số thử thách.

Thứ nhất, nông dân không có được giá cạnh tranh do chủ yếu bán rong biển thô. Trong thời gian gần đây, giá rong biển tại nông trại chỉ ở mức 11.000 IDR/kg, nhưng vì các liên kết không cần thiết trong chuỗi giá trị, mà con số này tăng lên đến 31.000 IDR/kg vào thời điểm các nhà chế biến thu mua. Năm 2021, mặc dù Chính phủ dự đoán sản lượng rong biển sẽ đạt 11,5 triệu tấn nhưng các nhà sản xuất chỉ đạt 40-60% năng lực sản xuất nên con số trên không đạt. Dữ liệu không được cập nhật và cung cấp chính xác đã khiến ngành sản xuất rong biển không chắc chắn về giá và sản lượng mà thị trường cần. Lý do này cũng làm cho ngành sản xuất chế biến không thể nâng cao năng lực vốn có.

Thứ hai là có quá ít công ty đưa sản xuất rong biển vào chuỗi hàng hóa để nâng cao giá trị của sản phẩm. Trong khi đó, các sản phẩm có giá trị cao, thị trường luôn cần thì không được đầu tư đúng mức và hợp lý. Chẳng hạn như mì rong biển, dodol (một loại thực phẩm truyền thống của Indonesia) hoặc nhựa sinh học vẫn đang được sản xuất bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hầu hết nông dân trồng rong biển của Indonesia đều ở quy mô nhỏ.

Thứ ba là việc đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc đang trở thành mối quan tâm lớn của các sản phẩm thực phẩm, kể cả rong biển. Điều này buộc kỹ thuật trồng và chế biến rong biển phải đáp ứng các tiêu chí cao, như không sử dụng nhựa trong quá trình nuôi trồng.

Thứ tư là khả năng gia tăng chất lượng rong biển. Khả năng này được quy định bởi phương pháp canh tác và chất lượng hạt giống. Cho đến nay, các giống rong biển được nông dân sử dụng đa phần là giống bản địa, từ các nhà sản xuất độc lập nên chất lượng rất khác nhau.

Trở thành mặt hàng ưu tiên 

Trước những thử thách mà ngành rong biển đang đối mặt, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng này, cụ thể như việc đưa rong biển trở thành một trong những mặt hàng ưu tiên. Hệ sinh thái sản xuất đang được xây dựng dựa trên sáng kiến ​​Kampung Budidaya (làng nông nghiệp) và cung cấp hạt giống chất lượng từ sáu phòng thí nghiệm kỹ thuật.

Indonesia có hơn 550 loài rong biển 

Không như các ngành thủy sản khác, sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực rong biển ở Indonesia vẫn còn hiếm, nên ngành rong biển chưa  tối ưu được các tiềm năng vốn có. Indonesia có hơn 550 loài rong biển, đây là lợi thế so sánh rất lớn. Nếu ngành rong biển được đẩy mạnh thông qua lợi thế cạnh tranh, thì chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế to lớn hơn cho nhiều nông hộ nói riêng và cả nền kinh tế quốc dân nói chung.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất