, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 08/10/2022, 06:17

5 dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới sắp suy thoái

THÙY DƯƠNG
(baotintuc.vn)
Trên khắp thế giới, các thị trường đang có những các dấu hiệu cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu đang tiến tới bờ vực suy thoái.

Theo kênh CNN, câu hỏi bây giờ không phải là có xảy ra suy thoái hay không mà là khi nào xảy ra suy thoái.

Trong tuần qua, những dấu hiệu cảnh báo tăng lên nhanh khi thị trường đối mặt với thực tế là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ một cách quyết liệt để kéo giảm lạm phát. Ngay cả khi điều đó có nghĩa là gây ra suy thoái kinh tế và ảnh hưởng tới người tiêu dùng, doanh nghiệp không chỉ ở Mỹ.

Theo công ty nghiên cứu Ned Davis, hiện có 98% nguy cơ xảy ra suy thoái toàn cầu.

Khi các nhà kinh tế cảnh báo về suy thoái, họ thường dựa vào đánh giá trên nhiều chỉ số khác nhau. Sau đây là một số dấu hiệu chính.

Đồng USD mạnh

Chú thích ảnh
Chủ tịch FED Jerome Powell. Ảnh: Reuters

Đồng đô la Mỹ Mỹ đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế toàn cầu và tài chính quốc tế. Ngay bây giờ, đồng tiền này mạnh hơn so với cách đây hai thập kỷ.

Khi FED tăng lãi suất kể từ tháng 3, đồng đô la Mỹ Mỹ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Trong bất kỳ môi trường kinh tế nào, đồng đô la Mỹ Mỹ được coi là một nơi an toàn để gửi tiền. Trong môi trường hỗn loạn thời kỳ đại dịch toàn cầu hoặc xung đột ở Đông Âu, các nhà đầu tư thậm chí còn có nhiều động lực hơn để mua đô la Mỹ Mỹ, thường là dưới dạng trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Trong khi đồng đô la Mỹ mạnh có lợi cho người Mỹ khi ra nước ngoài, thì nó lại gây đau đầu cho tất cả những người khác.

Giá trị của đồng bảng Anh, đồng euro, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng yên của Nhật Bản, cùng với nhiều đồng tiền khác, đã giảm. Điều đó khiến nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và nhiên liệu trở nên đắt đỏ hơn đối với các quốc gia đó.

Đáp lại, các ngân hàng trung ương vốn đang chống chọi với lạm phát do đại dịch gây ra sẽ phải tăng tỷ giá cao hơn và nhanh hơn để nâng cao giá trị đồng tiền của chính mình.

Sức mạnh của đồng đô la Mỹ cũng tạo ra tác động bất ổn cho Phố Wall, vì nhiều công ty thuộc chỉ số S&P 500 có hoạt động kinh doanh trên khắp thế giới. Theo một ước tính của Morgan Stanley, mỗi lần tăng 1% chỉ số đô la Mỹ sẽ gây tác động tiêu cực 0,5% đến thu nhập của các công ty thuộc S&P 500.

Động cơ kinh tế của Mỹ ì trệ

Chú thích ảnh
Người tiêu dùng Mỹ đang thắt chặt chi tiêu. Ảnh: Zuma Press

Động lực số 1 của nền kinh tế lớn nhất thế giới là mua sắm. Hiện nay, những người mua sắm ở Mỹ cảm thấy mệt mỏi.

Sau hơn một năm giá cả tăng cao về mọi thứ, trong khi mức lương không theo kịp, người tiêu dùng đã giảm chi tiêu.

Nhà kinh tế trưởng Gregory Daco tại công ty EY Parthenon cho biết: “Khó khăn do lạm phát gây ra có nghĩa là người tiêu dùng đang phải chi vào tiền tiết kiệm”. Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân trong tháng 8 không thay đổi, chỉ ở mức 3,5%, gần bằng mức thấp nhất kể từ năm 2008 và thấp hơn nhiều so với mức trước COVID-19 (9%).

Một lần nữa, lý do khiến người Mỹ giảm chi tiêu có liên quan rất nhiều đến FED

Lãi suất đã tăng với tốc độ lịch sử, đẩy lãi suất thế chấp lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ và khiến các doanh nghiệp khó phát triển hơn. Cuối cùng, FED tăng lãi suất nhìn chung sẽ làm giảm chi phí. Nhưng trong khi đó, người tiêu dùng đang phải hứng chịu một hai thách thức là lãi suất đi vay cao và giá cả cao, đặc biệt là khi nói đến các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm và nhà ở.

Người Mỹ đã chi tiêu mạnh trong giai đoạn phong tỏa năm 2020, nhờ đó hỗ trợ nền kinh tế thoát khỏi cuộc suy thoái do đại dịch dù ngắn ngủi nhưng nghiêm trọng. Kể từ đó, các khoản viện trợ của chính phủ đã bốc hơi và lạm phát bén rễ, đẩy giá cả lên với tốc độ nhanh nhất trong 40 năm và làm mất khả năng chi tiêu của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp Mỹ thắt chặt chi tiêu

Chú thích ảnh
Nhân viên FedEx. Ảnh: Getty Images

Hoạt động kinh doanh đã bùng nổ trên khắp các ngành trong phần lớn thời gian đại dịch, ngay cả khi lạm phát cao lịch sử đã làm giảm bớt lợi nhuận. Đó là nhờ người mua sắm Mỹ. Họ chính là người chịu các chi phí này khi các doanh nghiệp tăng giá sản phẩm để cải thiện tỷ suất lợi nhuận.

Tuy nhiên, điều đó không kéo dài. Vào giữa tháng 9, tập đoàn FedEx đã bất ngờ thay đổi dự báo triển vọng lợi nhuận, cảnh báo rằng nhu cầu đang giảm và thu nhập có thể giảm hơn 40%.

Ngày 27/9, cổ phiếu của Apple đã giảm sau khi Bloomberg đưa tin rằng Apple đang hủy bỏ kế hoạch tăng sản lượng iPhone 14 sau khi nhu cầu thấp hơn kỳ vọng.

Trước kỳ nghỉ lễ, các nhà tuyển dụng thường tăng cường tuyển dụng, nhưng năm nay, họ thận trọng hơn.

Bà Julia Pollak, nhà kinh tế trưởng tại ZipRecruiter cho biết: “Chúng tôi chưa thấy mức tăng bình thường trong tháng 9 ở các công ty đăng tin tuyển thêm người tạm thời. Các công ty đang trì hoãn và chờ xem tình hình thế nào”.

Chứng khoán suy giảm

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: Getty Images

Phố Wall đã bị ảnh hưởng và các cổ phiếu đang có xu hướng đi theo hướng tồi tệ nhất kể từ năm 2008.

Thị trường chứng khoán phát triển mạnh vào năm 2021, khi chỉ số S&P 500 tăng 27%, nhờ một lượng tiền mặt do FED bơm vào.

Đến đầu năm 2022, khi lạm phát bắt đầu, FED bắt đầu tăng lãi suất và bỏ cơ chế mua trái phiếu vốn đã hỗ trợ thị trường.

S&P 500 giảm gần 24% trong năm. Cả ba chỉ số chính của Mỹ đều nằm xu hướng này khi giảm ít nhất 20% so với mức cao gần đây nhất.

Thị trường trái phiếu, thường là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư khi cổ phiếu và các tài sản khác giảm giá, cũng đang gặp khó khăn.

Nguyên nhân lại bắt nguồn từ FED. Lạm phát và lãi suất tăng đã kéo giá trái phiếu xuống, khiến lợi tức trái phiếu tăng lên.

Ngày 28/9, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã nhanh chóng vượt qua 4%, chạm mức cao nhất trong 14 năm.

Điểm mấu chốt là có rất ít nơi an toàn để các nhà đầu tư đưa tiền vào ngay bây giờ và điều đó sẽ không thay đổi cho đến khi lạm phát toàn cầu được kiểm soát và các ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ.

Ukraine, giá cả và các chính sách xung đột nhau

Anh là nơi mà các chính sách kinh tế, tài chính, chính trị xung đột mạnh mẽ.

Chú thích ảnh
Người dân mua bánh mì tại một khu chợ ở Walthamstow, Anh ngày 13/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Giống như các nước, Anh đã phải vất vả đối phó với giá cả tăng vọt mà nguyên nhân chủ yếu là do COVID-19, tiếp theo là xung đột ở Ukraine. Khi phương Tây cắt giảm nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga, giá năng lượng đã tăng vọt và nguồn cung cấp giảm dần.

Sau đó, chính phủ mới được thành lập của Thủ tướng Liz Truss đã công bố kế hoạch cắt giảm thuế sâu rộng mà các nhà kinh tế đánh giá thấp.

Nói tóm lại, chính quyền của bà Truss cho biết họ sẽ cắt giảm thuế đối cho tất cả người Anh để khuyến khích chi tiêu và đầu tư, đồng thời về lý thuyết, làm dịu bớt tác động suy thoái. Nhưng không có nguồn tiền để cắt giảm thuế, có nghĩa là chính phủ phải gánh nợ.

Quyết định đó đã gây hoảng loạn trên thị trường tài chính và khiến chính phủ Anh rơi vào tình thế bế tắc với Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) – một cơ quan độc lập. Các nhà đầu tư trên khắp thế giới đã bán tháo hàng loạt trái phiếu của Anh, đẩy đồng bảng Anh xuống mức thấp nhất so với đồng đô la Mỹ trong gần 230 năm.

BOE đã can thiệp khẩn cấp để mua trái phiếu Anh và khôi phục trật tự trên thị trường tài chính. Động thái đó đã hạn chế tác động nhưng vẫn gây ra ảnh hưởng lớn.

Vốn đang khủng hoảng chi phí sinh hoạt với lạm phát 10%, người Anh đang hoảng sợ vì chi phí đi vay cao hơn có thể buộc hàng triệu khoản thanh toán thế chấp hàng tháng phải tăng lên hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn bảng Anh.

Mặc dù các chuyên gia đều nhất trí là có khả năng suy thoái toàn cầu vào năm 2023, nhưng không thể dự đoán suy thoái sẽ nghiêm trọng như thế nào hoặc sẽ kéo dài bao lâu.

Một số nền kinh tế, đặc biệt là Mỹ vốn có thị trường lao động mạnh mẽ và người tiêu dùng có sức bền bỉ, sẽ có khả năng chịu đựng tốt hơn những nền kinh tế khác.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất