, //, :: GTM+7

5 mối đe dọa với nguồn nước ngọt tưới tiêu

KHÁNH NGUYÊN
(Theo UNEP)
Nguồn nước ngọt tưới tiêu đã đóng góp vô cùng lớn cho nông nghiệp thế giới, nhưng tài nguyên này suốt nhiều năm qua lại đang lâm vào tình cảnh cạn kiệt và đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Rác thải sinh hoạt đã làm ô nhiễm nguồn nước, dùng nước này để tưới tiêu trồng trọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe mà người nông dân không lường trước được. Ảnh Reuters

Từ những năm 1950, những cải tiến nông nghiệp trên thế giới như phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, ngũ cốc cao sản đã giúp nhân loại tăng lượng lương thực toàn cầu đáng kể. Nhưng tất cả các phát minh này sẽ không thể phát huy tác dụng nếu không có nước ngọt dùng tưới tiêu trong nông nghiệp. Theo các nhà nghiên cứu, nguồn nước ngọt này đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết lượng nước ngọt bình quân đầu người đã giảm 20% trong hai thập kỷ qua và gần 60% diện tích đất trồng trọt được tưới tiêu bị thiếu nước. Hệ quả của sự thiếu hụt đó rất sâu rộng khi nông nghiệp được tưới tiêu đóng góp 40% tổng lượng lương thực được sản xuất trên toàn thế giới.

Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) chỉ ra 5 mối đe dọa đằng sau sự suy giảm trữ lượng nước ngọt toàn cầu và sức ảnh hưởng lên người nông dân ra sao.

Hạn hán và khô cằn

Nghiên cứu cho thấy sự nóng lên toàn cầu đang gây ra những đợt hạn hán kéo dài hơn, giống như những đợt khô hạn kỷ lục từng xảy ra ở Đông Phi và miền Tây nước Mỹ. 

Hạn hán xảy ra không những thường xuyên hơn mà còn kéo dài hơn trong mỗi đợt. Hậu quả của nó đã nhãn tiền. Ảnh Reuters

Theo Global Land Outlook, một báo cáo của Công ước Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hóa, hơn 1/3 dân số thế giới đang sống ở các vùng khan hiếm nước. Đồng thời, sự nóng lên toàn cầu được cho là nguyên nhân gây ra lũ lụt ngày càng nghiêm trọng, như gần đây ở Ấn Độ và Bangladesh, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người nông dân.

Quản lý nước ngầm kém hiệu quả

Nước ngầm cung cấp 43% lượng nước được sử dụng để tưới tiêu. Nhưng những cải tiến trong công nghệ khoan vài thập kỷ qua đã dẫn đến việc khai thác không bền vững ở nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như Ấn Độ.

FAO ước tính nguồn nước ngầm đang cạn kiệt đi chỉ để sản xuất 10% sản lượng ngũ cốc toàn cầu. Các chuyên gia đề xuất các phương pháp quản lý hợp lý và tiến bộ công nghệ, như tưới nhỏ giọt, có thể làm giảm áp lực lên trữ lượng nước ngầm.

Xâm nhập mặn

Tưới tiêu thâm canh có thể làm tăng mực nước ngầm, hút muối vào đất và rễ cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Bên cạnh đó nước ngầm cạn kiệt kết hợp nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu, khiến nước mặn xâm nhập vào các tầng chứa nước ngầm ven biển. Hệ quả là cây trồng dễ chết, sản lượng giảm mạnh và nguồn nước uống cũng bị đe dọa. UNEP ước tính khoảng 1/10 số con sông trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.

Ô nhiễm

Ở một số khu vực khô cằn trên thế giới, con người đang dùng nước thải để trồng trọt nhiều hơn mà không nhận thức được các mầm bệnh trong nước có thể gây ra bệnh tả hoặc tiêu chảy. 

Hoạt động nông nghiệp càng tân tiến lại càng phá hủy nguồn nước ngọt tưới tiêu nhiều hơn, nếu không có giải pháp khắc phục thì cạn kiệt nước ngọt là điều nay mai. Ảnh Unsplash.

Vấn đề có thể trở nên trầm trọng hơn do lũ lụt, làm ngập các hệ thống nước thải hoặc các kho chứa phân bón, gây ô nhiễm cả nước trên bề mặt và nước ngầm. Dùng phân bón quá mức sẽ gây ra hiện tượng tảo nở hoa trong hồ, làm chết cá. 

Nhiều nơi khác trên toàn cầu, ô nhiễm cũng đang ngấm vào nước ngầm, tiềm ẩn những tác động lâu dài đến cây trồng và sức khỏe con người.

Xói mòn đất

Nhân loại đã thay đổi hơn 70% diện tích đất của trái đất, gây ra “sự suy thoái môi trường vô song”, theo như Global Land Outlook gọi tên. Ở nhiều nơi, khả năng trữ nước và lọc nước của đất bị suy giảm đi nhiều, khiến việc trồng trọt và chăn nuôi trở nên khó khăn hơn. Báo cáo của UNEP chỉ ra nếu các xu hướng suy thoái đất hiện nay tiếp tục diễn ra trong thế kỷ 21, nguồn cung cấp lương thực toàn cầu sẽ bị gián đoạn.

Với những mối đe dọa trên, Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững đặt mục tiêu áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và các phương tiện khác để tăng hiệu quả sử dụng nước, giúp giảm nhu cầu về nguồn cung cấp nước ngọt trên toàn thế giới. Ngoài ra, UNEP và các tổ chức khác cũng đang thúc đẩy quá trình cải thiện quản lý tài nguyên nước với sự tham gia của ngày càng nhiều quốc gia và các địa phương.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất