, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 15/12/2022, 09:47

9x Sài Gòn chọn khởi nghiệp từ… ve chai

KIỀU TRINH
“Hồi còn đi học, mình thường mang theo cái túi lá và một cái cân để khi tan học là mình đi mua ve chai luôn” - Nguyễn Vạn Tiến (31 tuổi, TP.HCM) vui vẻ chia sẻ khi nhắc đến hành trình khởi nghiệp của mình.
Nhân vật Nguyễn Vạn Tiến - người sáng lập dự án “Ve chai chú Hỏa”.

Thay vì chọn một công việc phù hợp với ngành học sau khi ra trường, Tiến lại có hướng đi riêng.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, Tiến luôn mong muốn bản thân có thể tự lập, được làm những công việc sáng tạo, gắn liền với trách nhiệm xã hội. Tiến kể: “Lúc nhỏ, ba mẹ tập cho mình thói quen thu gom ve chai trong nhà và phân loại chúng. Lớn thêm chút nữa, khi đi làm, thấy ở nhà hàng có một lượng rác lớn, mình tò mò người ta sẽ xử lí chúng như thế nào". Là 1 cán bộ Đoàn tại quận 5, TP.HCM, Tiến thường tham gia hoạt động thu gom ve chai từ các hộ dân để xử lý và gây quỹ học bổng cho trẻ em khó khăn tại địa phương. "Mình thấy nghề thu gom ve chai phù hợp với bản thân nên quyết định đi theo con đường này” - Tiến chia sẻ.

Tiến có gần 10 năm theo đuổi niềm đam mê với… phế liệu.

Tay ngang khi bước vào nghề, Tiến gặp không ít khó khăn do thiếu kinh nghiệm trong việc phân loại, định giá… Song áp lực lớn nhất là sự mặc cảm khi nhiều người nhìn Tiến và cho rằng “mặt mũi sáng láng mà lại đi làm cái nghề này”, “thất học hay do hoàn cảnh nghèo khổ mà phải đi thu gom ve chai”. Nhưng rồi nhận thấy đây là công việc có ích cho xã hội nên Tiến vẫn kiên trì theo đuổi niềm đam mê với… phế liệu.

Khác với thu gom phế liệu truyền thống, Tiến tập trung liên kết mô hình của mình với các doanh nghiệp, chuỗi kinh doanh ăn uống, cửa hàng thời trang, tiệm tạp hóa, các bệnh viện, trường học và các tổ chức bảo vệ môi trường…

Vựa “Ve chai chú Hỏa” của Tiến tổ chức đi thu mua phế liệu bằng xe tải, các nhân viên sẽ mặc đồng phục. Tất cả phế liệu thu mua về sẽ được phân thành từng loại riêng và trực tiếp vận chuyển đến các đơn vị tái chế.

Thu gom phế liệu.

Bên cạnh đó, Tiến còn tổ chức hướng dẫn người dân thu gom, phân loại rác thải để bảo vệ môi trường. Một phần lợi nhuận của mô hình kinh doanh này sẽ được Tiến dùng để hỗ trợ cộng đồng, thực hiện các chương trình “đổi rác lấy quà” hay các chương trình thiện nguyện đồng hành, hỗ trợ trẻ em khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Gắn bó với công việc này đã gần 10 năm, mỗi ngày trôi qua đối với Tiến là một hành trình đầy trải nghiệm. Mỗi hành trình đều mang lại cho anh những kỉ niệm vui buồn khác nhau. Tiến bày tỏ: “Có những người làm cùng mình được một thời gian thì ngưng do công việc cực quá. Sau này khi thấy được lợi ích mà nhóm đem lại cho cộng đồng họ đã trở lại tiếp tục đồng hành, điều đó làm mình cảm thấy rất vui”.

Đến thời điểm hiện tại, Tiến đang tạo việc làm cho 15 nhân viên, đa số là sinh viên, người có hoàn cảnh khó khăn.

Phế liệu sẽ được phân loại và vận chuyển tới nhà máy tái chế.

Chia sẻ về những dự định trong tương lai, Tiến mong muốn góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng về việc phân loại rác, tạo môi trường xanh - sạch - đẹp. “Mình đang ấp ủ dự án xây dựng một trạm xanh, ở nước ngoài người ta gọi là trạm phục hồi rác thải. Đó là nơi tập kết của các loại phế liệu, sau đó mình đem về phân loại và chuyển đến các cơ sở tái chế" - Tiến chia sẻ.

Bên cạnh đó, chàng trai trẻ đang hướng đến số hóa dữ liệu của ngành ve chai bằng việc sử dụng các ứng dụng và thiết bị để cập nhật dữ liệu.

Việc làm của Tiến hiện nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng. Với tinh thần “dám nghĩ dám làm”, Tiến và các thành viên trong nhóm đã và đang góp phần bảo vệ môi trường sống, giúp ích cho xã hội.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất