, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 18/06/2022, 07:23

Xây dựng và phát triển văn hoá ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia

BÁ ANH
Chiều ngày 17/6/2022, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã công bố Đề án “Xây dựng và phát triển văn hoá ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 – 2024”. Đề án thu hút sự quan tâm của các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ẩm thực, văn hóa, kinh tế và du lịch.
Các đại biểu tại buổi công bố.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, nhấn mạnh nhiệm vụ của Đề án là thúc đẩy mạnh mẽ các giá trị của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, Đề án hướng đến mục tiêu số hóa các sản phẩm này, để người Việt Nam nói riêng và du khách đến từ các quốc gia trên thế giới nói chung có nhiều cơ hội để tiếp cận, thưởng thức và trải nghiệm các món ăn đặc sản đầy sáng tạo của các vùng miền trên khắp Việt Nam.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, ẩm thực Việt Nam mang nhiều giá trị đặc sắc với nguồn nguyên liệu dồi dào và đời sống xã hội đa dạng, phong phú. Mỗi địa phương gần như đều gắn liền với một món ăn đặc sản, mang ý nghĩa sâu sắc. Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng kho tàng ẩm thực Việt hiện vẫn chưa được khai thác một cách tròn vẹn.

Việc khảo sát, phát hiện, thu nhập các món ăn đặc sản của từng địa phương sẽ là tiền đề để xây dựng và phát triển giá trị chung của ẩm thực Việt Nam, vừa đa dạng, vừa thống nhất. Qua đó mà quảng bá, giới thiệu sâu, rộng hơn về đất nước, phát triển du lịch địa phương và thúc đẩy du lịch quốc gia. 

Giới thiệu về đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Bắc.

Tại buổi họp báo, ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM chia sẻ: “Ngành du lịch TP.HCM đã và đang triển khai nhiều sản phẩm đặc trưng nhằm thu hút du khách và ẩm thực là một trong số đó. Du khách quốc tế đến TP.HCM đều rất quan tâm và thích thú tìm hiểu về ẩm thực, các món ăn ngon để giới thiệu thêm với bạn bè, người thân. Đây là điều kiện để du lịch TP.HCM nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung được biết đến nhiều hơn".

Ký kết thực hiện Đề án giữa LM Chuyển đổi số và VCCA.

Các ý kiến cũng cho rằng xây dựng thương hiệu quốc gia từ văn hóa ẩm thực sẽ là chất xúc tác để phát huy tiềm năng nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp, liên kết được các ngành kinh tế. Việc phát triển hệ giá trị ẩm thực đồng thời với việc thúc đẩy các chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng trong sản xuất nông nghiệp. VCCA đã tham gia với Chương trình OCOP của Bộ NN&PTNT, đồng hành cùng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Trao đổi về Đề án.

Mặt khác, thương hiệu quốc gia về văn hóa ẩm thực còn là nguồn giá trị dồi dào để xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, sáng tạo gắn liền với các điểm đến. Như vậy, ngoài nhiệm vụ thu nhập dữ liệu, bảo tồn các giá trị vốn có, Đề án là nơi phát hiện, chuẩn hóa các sản phẩm địa phương, liên kết với doanh nghiệp phù hợp, đưa giá trị văn hóa vào hoạt động kinh tế, phát triển du lịch và đời sống nông thôn nói chung.

Giới thiệu các món ăn đặc sản miền Nam.
Giới thiệu các món ăn đặc sản miền Trung.
Đại biểu tham quan và nghe giới thiệu về các món ăn đặc sản của các địa phương.

Đề án được triển khai từ năm 2022 đến 2024, chia thành 3 giai đoạn, như sau:

1. Giai đoạn 2022: Tập trung thu thập cơ sở dữ liệu 300 món ăn tiêu biểu của Việt Nam, xét chọn 100 món đặc sắc của địa phương. Kết thúc giai đoạn 2022 sẽ là Liên hoan 100 món ăn đặc sắc Việt Nam quy tụ các nghệ nhân của 63 tỉnh thành.

2. Giai đoạn 2023: Tiến hành thu thập 1.000 món ăn và phát triển thành tập dữ liệu ẩm thực Việt Nam, chọn ra món tiêu biểu có tính phổ biến cao của từng địa phương để xây dựng mô hình Kinh tế Khởi nghiệp. Mô hình sẽ tạo tiền đề cho thế hệ trẻ và các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước đưa ẩm thực Việt Nam phát triển hơn trên bản đồ thế giới.

3. Giai đoạn 2024: Thực hiện chuyển đổi số cơ sở dữ liệu thành Bản đồ Ẩm thực Việt Nam và hướng đến xây dựng Bảo tàng Ẩm thực Việt Nam (bao gồm cả bảo tàng thật ngoài đời và định dạng ảo 3D) nhằm phục vụ du khách tham quan.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất