, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 18/05/2022, 12:55

Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì, Nepal đối mặt với an ninh lương thực

LÊ KIÊN
(MSN)
Mới đây, Chính phủ Ấn Độ đã tiến hành áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đối với lúa mì để đáp ứng nguồn cung trong nước, đảm bảo các yêu cầu về an ninh thực của Ấn Độ trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự Nga và Ukraine vẫn đang leo thang căng thẳng.
Ấn Độ tiến hành áp các lệnh cấm xuất khẩu đối với lúa mì. Ảnh minh họa: Getty

Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì để bình ổn tình hình trong nước

Mới đây, Tổng cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ ngày cho biết, quốc gia này đã hạn chế xuất khẩu đối với 4 hạng mục lúa mì theo Bộ luật Hệ thống Hài hòa năm 1001. 

Theo thông báo của cơ quan chức năng, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp hạn chế để đáp ứng nguồn cung trong nước, đảm bảo các yêu cầu về an ninh thực của Ấn Độ nói riêng và các nước láng giềng, cũng như các nước đang phát triển khác dễ bị tổn thương và đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng do chiến tranh Nga – Ukraine mang lại. Đây cũng là những quốc gia không thể tiếp cận được nguồn cung cấp lúa mì đầy đủ.  

Theo hãng thông tấn Reuters đưa tin, nguồn cung lúa mì đã giảm mạnh từ Nga và Ukraine - hai quốc gia chiếm khoảng 29% xuất khẩu lúa mì toàn cầu. Sau khi cuộc chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra, giá lúa mì đã tăng khoảng 40% trên thị trường quốc tế. Riêng tại Ấn Độ, lạm phát giá lúa mì đã tăng từ 7.77% lên 9.59% trong tháng 4.

Ấn Độ là nhà sản xuất lúa mì lớn thứ 2 trên thế giới, tính đến hết tháng 3 Ấn Độ đã xuất khẩu 7 triệu tấn ngũ cốc trong vòng một năm. Chỉ tính riêng tháng 4, Ấn Độ đã xuất khẩu 242.857 tấn lúa mì.

Sau khi xảy ra tình trạng khan hiếm lúa mì trên thị trường quốc tế, với vai trò là một nhà cung cấp lúa mì lớn, Ấn Độ đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng. Ngoài các nước đối tác thương mại truyền thống, Ấn Độ gần đây đã xuất khẩu một lượng đáng kể các sản phẩm của mình sang các thị trường mới như Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Mozambique và Tanzania. 

Nepal bị ảnh hưởng lớn từ lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ

Mặc dù các nhà chức trách Ấn Độ đã bày tỏ cam kết không làm gián đoạn việc cung cấp lúa mì cho các nước láng giềng, tuy nhiên Nepal có thể sẽ phải đối mặt với các điều kiện nghiêm ngặt để có thể nhập khẩu lượng ngũ cốc lương thực cần thiết từ Ấn Độ. 

Nepal đang đối mặt với các nguy cơ về an ninh lương thực. Ảnh: Hindustan Times

Nepal được biết là nước chủ yếu sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên quốc gia này phải nhập khẩu hầu hết các loại ngũ cốc, lương thực cần thiết như gạo, lúa mì để đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Ấn Độ là nguồn nhập khẩu ngũ cốc lương thực chính của Nepal.

Theo dữ liệu hồ sơ Hải quan cho thấy, Nepal đã nhập khẩu hơn 180.920 tấn lúa mì trị giá 5.97 tỷ Rupi trong 9 tháng đầu năm. Trong giai đoạn 2020 - 2021, Nepal đã chi 11.97 tỷ Rupi để nhập khẩu hơn 388.278 tấn lúa mì từ Ấn Độ.

Ngoài ra, Nepal cũng nhập khẩu gạo ở mức khoảng 38 tỷ Rupi trong thời gian giữa tháng 07/2021 và giữa tháng 04/2022. Trong năm tài chính 2020 - 2021 vừa qua, nước này đã nhập khẩu một lượng lớn gạo trị giá 50.47 tỷ Rupi, hầu hết được mua từ Ấn Độ.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất