
Lệnh do Bộ Năng lượng mới & Năng lượng tái tạo của Ấn Độ ban hành hôm 15/3 cho biết: "Nếu bất kỳ dự án năng lượng tái tạo nào không hoàn thành trước ngày hoàn thành theo quy định, thì bảo lãnh ngân hàng của dự án đó sẽ được chuyển thành tiền mặt và nhà phát triển sẽ bị đưa vào danh sách đen sau khi giải trình các nguyên nhân chậm trễ. Danh sách đen sẽ có thời hạn từ 3 đến 5 năm.".
Tính đến nay, Ấn Độ chưa đưa vào danh sách đen bất kỳ công ty nào khỏi các hợp đồng sản xuất năng lượng tái tạo do chậm trễ, tuy nhiên lệnh của chính phủ cho biết, danh sách đen này sẽ tuân theo Quy tắc tài chính chung của chính phủ và sẽ áp dụng cho tất cả các cuộc đấu thầu.
Ấn Độ cần lắp đặt hơn 40 gigawatt công suất hàng năm, gấp khoảng 2,5 lần tỷ lệ bổ sung vào năm 2022 để đạt được cam kết tăng công suất nhiên liệu phi hóa thạch lên 500 gigawatt vào năm 2030.

Các quan chức trong ngành năng lượng Ấn Độ cho biết, nhiều cơ sở năng lượng tái tạo đã bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn trong việc cung cấp thiết bị trong những tháng gần đây do thuế nhập khẩu nặng nề đối với thiết bị năng lượng mặt trời.
Do hậu quả của đại dịch Covid-19, Bộ Năng lượng Ấn Độ đã đưa ra các lệnh cho phép các công ty gia hạn thêm thời gian, gần đây nhất là lệnh vào tháng 12/2022, theo đó lệnh này cho phép gia hạn thêm 1 năm đến tháng 3/2024 để hoàn thành các dự án khác nhau.
Ấn Độ trước đó đã ra đặt mục tiêu sẽ đạt được 175 GW công suất năng lượng tái tạo vào năm 2022, tuy nhiên năm vừa qua vẫn không đạt được mục tiêu đó. Dữ liệu của chính phủ cũng cho thấy, công suất năng lượng xanh của Ấn Độ hiện ở mức 121,55 GW. Các dự án thủy điện lớn chiếm 46,85 GW, trong khi hạt nhân chiếm 6,78 GW trong tổng công suất 411,65 GW bao gồm cả nhiệt điện.
Ấn Độ là một quốc gia thiếu hụt và khủng hoảng nguồn năng lượng, công suất nhiệt điện của quốc gia này bao gồm cả các máy phát điện chạy bằng than và khí đốt chỉ chiếm 236,47 GW, tương đương 57,4% tổng số lắp đặt.