, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 03/07/2022, 13:57

Ấn Độ mở rộng lệnh cấm đối với nhiều loại nhựa sử dụng một lần

LÊ KIÊN
(MSN)
Ngày 1/7, Ấn Độ ban hành lệnh cấm đối với nhiều loại nhựa sử dụng một lần nhằm nỗ lực giải quyết tình trạng rác thải làm tắc nghẽn các dòng sông và đầu độc các loài động vật hoang dã.
Nhiều tuyến đường thủy ở Ấn Độ bị ô nhiễm nặng vì rác thải nhựa. (Ảnh: AFP/Sharma).

Ấn Độ đã tạo ra khoảng 4 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm, khoảng 1/3 trong số đó không được tái chế, chúng được xả ra các tuyến đường sông, suối hoặc các bãi chôn lấp, thậm chí được xử lý bằng cách đốt cháy, điều này đã khiến tình trạng ô nhiễm không khí trở nên trầm trọng. 

Mặc dù có nhiều ước tính khác nhau về các hạng mục bị cấm, tuy nhiên khoảng một nửa trong số đó đến từ các mặt hàng đồ nhựa sử dụng một lần. Lệnh cấm mới của Ấn Độ cũng bao gồm cả việc sản xuất, nhập khẩu và bán các đồ vật phổ biến như ống hút, cốc nhựa hay như gói thuốc lá bọc nylon. 

Nhà chức trách Ấn Độ cam kết sẽ thực hiện nghiêm khắc và mạnh tay khi lệnh cấm mới có hiệu lực. Trước đó vào năm 2018, lệnh cấm sử dụng đồ nhựa một lần của Ấn Độ được công bố lần đầu tiên dưới thời của thủ tướng Narendra Modi. 

Cơ quan chức năng Ấn Độ sẽ tiến hành kiểm tra từ ngày 1/7 để đảm bảo rằng không có nhà cung cấp hoặc nhà phân phối nào vi phạm các quy định đề ra, đồng thời nếu tổ chức nào vi phạm có thế đối diện với mức phạt tối đa mỗi lần là 100.000 Ruppe (khoảng 30 triệu VNĐ) hoặc án phạt tù 5 năm. 

Rác thải nhựa không chỉ là một vấn nạn ở Ấn Độ mà còn có ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. (Ảnh: Times of India).

Ở các thành phố của Ấn Độ, người ta không khó để bắt gặp cảnh những chú bò thường tìm kiếm đồ ăn ở các bãi rác. Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, các chuyên gia động vật học đã phát hiện ra có rất nhiều mẫu rác thải nhựa và túi nylon trong phân của voi, động vật hoang dã tại các khu rừng phía bắc bang Uttarakhand.

Một số khu vực ở Ấn Độ đã tìm cách áp đặt các quy định riêng nhằm hạn chế vấn nạn xả rác thải bừa bãi ra các con sông suối hay các bãi chôn lấp, đặc biệt là các loại rác thải nhựa, túi nylon khó phân hủy. Mặc dù vậy, những nỗ lực của các địa phương vẫn chưa đem lại nhiều kết quả khả quan. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.




Đến Rạch Cái Sơn (thành phố hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) vào những ngày này, du khách sẽ bị mê hoặc bởi hàng chục chiếc bè trồng sen đang khoe sắc rực rỡ, làm cho dòng kênh thơ mộng hơn bao giờ hết.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất