, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 04/12/2022, 05:30

Ấn Độ tìm giải pháp dài hơi đối phó “khủng hoảng khói bụi” ở Delhi

MINH TRÍ
(theo Deutsche Welle)
Chất lượng không khí vào mùa đông ở thủ đô New Delhi và các thành phố Ấn Độ đều ở cấp nguy hiểm cho sức khỏe người dân.

Vào mùa đông hàng năm, mức ô nhiễm không khí ở New Delhi và các vùng lân cận luôn ở mức cao. Năm nay, mức ô nhiễm lên tới cấp “nguy hiểm”, buộc chính quyền phải cho học sinh nghỉ học.

Học sinh phải nghỉ học vì khói mù cấp nguy hiểm. Ảnh: Hindustan Times

Khói mù gây hại cho sức khỏe người dân Delhi

Thủ phạm gây ra khói mù độc hại trong không khí là do tình trạng đốt rơm- một cách cải tạo cấu trúc đất nhanh và rẻ tiền ở các bang Punjab và Haryana lân cận vùng thủ đô, trong khi khói thải ra từ ô tô và các xí nghiệp ở Delhi góp thêm khoảng 32,9% vào tình trạng ô nhiễm của khu vực.

Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Bhupender Yadav đã cáo buộc bang Punjab gây ra khủng hoảng khói mù ở Delhi. Tuy nhiên, đô trưởng Arvind Kejriwal nói việc “cáo buộc” này không phải là giải pháp cho cuộc khủng hoảng chất lượng không khí. 

Trong khi đó, nhiều người dân than phiền việc bị nhức đầu, xổ mũi, khó chịu trong mắt và nhiều người, nhất là trẻ em than phiền về các triệu chứng dẫn đến ói mửa.

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí y học The Lancet, vấn nạn ô nhiễm là nguyên nhân khiến 2,3 triệu ca trẻ sơ sinh chết non ở Ấn Độ hồi năm 2019. Gần đây, các chuyên gia kết luận không khí thở ở New Delhi độc hại tương đương hút 30 điếu thuốc lá/ngày.

Một nhà nông đốt rơm sau vụ lúa. Ảnh: DW

Tìm kiếm các giải pháp dài hơi 

Dù chất lượng không khí trở nên tệ hại vào mùa đông, các chuyên gia lại nói vấn nạn này thực sự xảy ra quanh năm. 

Từ nhiều năm qua, chính phủ Ấn Độ cùng với chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nỗ lực hạn chế ô nhiễm không khí. Đã có những giải pháp tạm thời như kêu gọi nhân viên văn phòng làm việc ở nhà để giảm ô nhiễm khi tham gia giao thông, dùng súng phun khí xua tan khói mù và đóng cửa các công trình xây dựng. 

“Cần có tư duy đổi mới để các giải pháp được tạo ra mang tính toàn diện, lâu dài và bền vững hơn”, ông Prarthana Borah, giám đốc CDP Ấn Độ - một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ bảo vệ môi trường – cho biết. 

Ông nói thêm: “Việc kiểm soát vấn nạn ô nhiễm đòi hỏi hành động của nhiều lĩnh vực và những hành động này cần có sự kết nối để tạo ảnh hưởng lớn”. 

Vì tình trạng ô nhiễm không khí tràn lan, Ấn Độ đang tìm cách áp dụng một khái niệm gọi là "quản lý không khí theo khu vực đặc thù, theo địa hình và khí hậu" như một cách tiếp cận để hạn chế chất độc.

Súng phun tan khói mù trên một xe tải. Ảnh: Hindustan Times

Tuy nhiên, theo nhà bảo vệ môi trường Bhavreen Kandhari - người lập nhóm Các Bà Mẹ Chiến binh, chuyên vận động để các thế hệ tương lai được hít thở không khí sạch – thì: “Chúng tôi cần có luật và chính sách ưu tiên chú ý đến sức khỏe người dân”.

Bà nói với báo Đức Deutsche Welle (DW): “Cần có hành động khẩn cấp để giải quyết các nguồn ô nhiễm. Vừa tạo thêm các cột khói cùng lúc chặt đốn cây cối thì đó không phải là cách có được không khí sạch. Chính quyền các cấp phải đáp ứng các tiêu chí không khí sạch bằng cách vận dụng hướng dẫn về không khí tốt cho sức khỏe mà Tổ chức Y tế Thế giới đã ban hành”. 

Kandhari nói thêm: “Bằng cách này, chúng ta sẽ có thể cứu sống hàng triệu mạng người, hàng ngàn tỷ USD và xây dựng tương lai tươi sáng hơn cho các thế hệ sau. Lĩnh vực tư nhân cũng cần phải có trách nhiệm đóng góp vào chất lượng không khí”. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất