, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 11/05/2023, 10:00

"Ảo" như nghệ sĩ ảo Việt Nam

CỐC VŨ
Khi Luo Tianyi - cô ca sĩ ảo của Trung Quốc – ngay “buổi biểu diễn” cá nhân đầu tiên tại Trung tâm Mercedes Benz vào năm 2017 với hơn 7.000 tấm vé đã được bán ra, hội trường chật kín, khán giả đều bày tỏ thái độ hâm mộ nhiệt liệt; thì những màn “biểu diễn” của nghệ sĩ ảo “made in Vietnam” dường như chưa gây được một ấn tượng gì đáng kể.
Chân dung nghệ sĩ ảo Ann gây thiện cảm với vẻ ngoài xinh đẹp, nhẹ nhàng nhưng giọng hát chưa có gì nổi bật.

Dự cuộc họp báo công bố MV Làm sao nói thương anh của thần tượng âm nhạc ảo có tên là Ann vào giữa tháng 3 vừa qua, ca sĩ “thật” Phương Thanh chia sẻ, cô có cảm xúc nhiều hơn về phần nhìn, còn phần nhạc của “nghệ sĩ ảo” thì “cũng được, dễ thương, hợp trên mạng”. “Cô ca sĩ hát cũng được, bởi tôi thích “chất”, đô của tôi cũng hơi nặng, như thế này vẫn còn hơi nhẹ”, Phương Thanh nói thêm.

Ann là nghệ sĩ ảo có giọng hát được tạo ra từ big data và AI (trí tuệ nhân tạo). Theo chia sẻ từ nhà sáng lập, Ann không chỉ gói gọn trong vai trò một ca sĩ ảo mà còn có thể đóng phim, trình diễn thời trang, đóng quảng cáo hay tham gia các show giải trí. Nếu mà thế thật, thì cũng “ra gì” đấy, các nghệ sĩ thật của chúng ta “coi sao mà sống”. Đừng có suốt ngày hở ra là rớt nước mắt. Đừng hở ra là “giật chồng” người ta. Ít nhất, sự cạnh tranh trên các sân khấu biểu diễn sẽ tăng lên khi có sự gia nhập của các nghệ sĩ ảo “trẻ mãi không già”, không có scandal, chiêu trò…

Nhưng chờ “nghệ sĩ ảo” có thể “bén rễ” vào đời sống giải trí thật ở nước ta, xem ra, còn phải chờ… dài cổ. Bởi công nghệ chế tác và cách xây dựng thương hiệu, truyền thông cho các nghệ sĩ ảo vẫn chưa thật sự có bề sâu, đi dài hơi, mới dừng lại ở thăm dò thị trường là chính.

Chữ “cũng được” của Phương Thanh khi nói về cô nghệ sĩ ảo Ann cho thấy một cảm trạng nói chung của khán giả khi nghe những sản phẩm ảo – đã có mặt tại Việt Nam cho tới thời điểm này. Trước Ann, có Michau, Damsan hay Billboard Việt Nam có VJ ảo Aura.

Tại Lễ hội âm nhạc quốc tế Hò Dô 2022 diễn ra ở TP.HCM vào năm ngoái, hai ca sĩ ảo Michau và Damsan - tạo hình bằng công nghệ trình chiếu hologram với giọng hát được xử lý từ phần thu âm của ca sĩ thật, sau đó chuyển thành âm thanh ảo - từng được chờ đợi. Tuy nhiên, thay vì những lời quảng cáo có cánh trước đó, màn biểu diễn của Michau và Damsan lại khiến người xem thấy khá bình thường, chưa có gì nổi bật và vẫn ít nhiều có sự gượng gạo. Sự hưởng ứng của khán giả tại lễ hội không được nhiệt tình cho lắm. Còn VJ ảo Aura, dấu ấn mờ nhạt, ngoài Billboard Việt Nam đưa tin thì hầu như vắng bóng, không được nhắc nhớ gì trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Mô hình nghệ sĩ ảo (ca sĩ ảo, thần tượng âm nhạc ảo) hay influencer ảo vốn không phải là một điều gì đó quá xa lạ với nhiều quốc gia trên thế giới. Gần Việt Nam có Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Công nghệ càng phát triển, những nghệ sĩ ảo này càng giống con người hơn.

Zhou Xiaodi, Giám đốc dự án Dawa Future Graphic Technology (Trung Quốc) nói: “Thần tượng ảo là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của thời đại, bởi vì gen Z rất thích hoạt hình, truyện tranh và chơi game. Thần tượng ảo sẽ phát triển mạnh mẽ khi họ trở thành đối tượng tiêu dùng chính của thị trường”. Thậm chí, thần tượng ảo còn được coi là ngành công nghiệp tỷ USD với những con số thống kê khổng lồ về doanh thu. Chẳng hạn, ngành công nghiệp thần tượng ảo của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gấp 7 lần, từ 870 triệu USD vào năm 2021 lên khoảng 6,7 tỷ USD vào năm 2025 (theo Financial Times).

Tuy được xem là ngành công nghiệp mang lại vàng ròng, nhưng năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một báo cáo được nhà nước phê chuẩn, cảnh báo các công ty internet nên thận trọng khi tìm cách triển khai cái gọi là “thần tượng ảo” trong siêu vũ trụ kỹ thuật số sắp tới. Trong đó có “những rủi ro cố hữu” trong thị trường metaverse (thế giới ảo).

Ở Việt Nam, các nghệ sĩ ảo có lẽ mới dừng lại là một công cụ truyền thông, lôi kéo sự chú ý. Kĩ năng “biểu diễn” và thể hiện đang còn nhạt nhòa, nói gì tới việc tạo ra một ngành công nghiệp mới là công nghiệp thần tượng ảo. Có lẽ còn lâu lắm. Trong lúc đó, công chúng Việt Nam hãy tiếp tục nghe một nghệ sĩ nào đó của chúng ta khóc cho vui.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1
Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất