, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 29/11/2022, 10:32

Áp dụng khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

THÙY DUNG
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) tổ chức Diễn đàn trực tuyến "Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và đổi mới để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu".
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại Diễn đàn.

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết Bộ NN&PTNT đã và đang triển khai nhiều giải pháp và hành động cụ thể để thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Hiện nền nông nghiệp Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như hạn hán, xâm nhập mặn, nhiều biến đổi bất thường. Để biến thách thức thành cơ hội, ngành nông nghiệp đã đưa ra nhiều định hướng, chiến lược, chính sách và giải pháp để nông nghiệp duy trì là “trụ đỡ” của nền kinh tế.

Trong đó phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo luôn được coi là mũi nhọn, chìa khóa thành công cho nền tảng phát triển nông nghiệp, xây dựng Nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hiện đại và nông nghiệp thông minh.

"Những đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng và giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu góp phần quan trọng giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về giảm phát thải và chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững" - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Cùng với việc đưa ra các đề xuất hỗ trợ Bộ NN&PTNT thực hiện các cam kết của Việt Nam trong hội nghị COP27, các tham luận tại Diễn đàn đã chia sẻ các nghiên cứu đổi mới trong các lĩnh vực như: canh tác lúa, rau quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhằm thúc đẩy, phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu có thể được áp dụng và nhân rộng tại Việt Nam.

Ông Michael Akester - Giám đốc Khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, tổ chức WorldFish nhận định Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều thành tựu nổi bật trong việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp như áp dụng các loại thuốc trừ sâu và phân bón sinh học, hữu cơ giúp tăng cường mức độ an toàn sinh học cũng như chất lượng cho sản phẩm nông sản.

“Để đảm bảo an ninh lượng thực, giảm phát thải khí nhà kính, chúng tôi đề cập đến việc sử dụng những nguồn năng lượng sạch, xanh và bền vững hơn, cũng như thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” - Ông Michael Akester chia sẻ.

Đại diện Nhóm Quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu, ông Stephan Weise - Giám đốc Khu vực Châu Á, Liên Minh Đa dạng Sinh học và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế cho rằng, những ứng dụng khoa học công nghệ và các chương trình đổi mới mà Nhóm nghiên cứu phối hợp cùng các đối tác triển khai tại Việt Nam sẽ góp phần quan trọng trong chuyển đổi hệ thống sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam theo hướng xanh và bền vững hơn.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Thnam Chmay diễn ra từ 13-16/4.
Được quan tâm


So với thời điểm cuối năm 2023, giá gạo xuất khẩu 5% tấm giảm gần 75 USD/tấn (tương đương gần 1,9 triệu đồng/tấn), gạo 25% tấm giảm tới 84 USD/tấn.




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất