, //, :: GTM+7

"Bà đỡ" cho ngành rong biển khu vực Nam Trung bộ

VŨ ĐÌNH THUNG
(nongnghiep.vn)
Trong phát triển ngành rong biển của Việt Nam thời gian qua, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã có đóng góp lớn về giống và giải pháp kỹ thuật nuôi trồng.
Khai thác rong biển. Ảnh: Minh Hậu.
Khai thác rong biển. Ảnh: Minh Hậu.

Nhiều công nghệ trồng rong biển hiệu quả

Theo TS Thái Ngọc Chiến, Trưởng phòng Nghiên cứu khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho rong biển phát triển. Do đó, trong những năm qua, người dân ven biển Việt Nam đã nuôi trồng thương phẩm 7 loài rong biển gồm: Rong câu chỉ vàng, rong câu cước, rong câu thắt, rong sụn, rong sụn sú, rong sụn gai và rong nho.

Tuy nhiên, nghề nuôi trồng rong biển ở nước ta vẫn chưa thật sự phát triển xứng với tiềm năng vốn có. Với diện tích mặt nước ven biển có khả năng nuôi trồng rong biển lên đến 900.000, nhưng đến nay cả nước chỉ khai thác được 10.150 ha trồng rong biển (1.000 ha trồng rong sụn) quy trình nuôi trồng chưa ổn định, chất lượng rong giống bị thoái hóa và không đủ cung ứng cho người trồng.

Trước thực tế trên, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã nghiên cứu, chuyển giao đến người dân ven biển những công nghệ nuôi trồng rong biển hiệu quả.

“Công nghệ  trồng rong sụn bằng giàn treo vùng nước cạn có độ sâu từ 0,6 - 1,5m khi thủy triều thấp không có túi lưới, cho thấy tốc độ sinh trưởng của rong sụn dao động từ 2,4 - 3%/ngày, trung bình đạt 2,7%/ngày. Công nghệ trồng ở vùng nước sâu trên 2 - 3m nước bằng lồng ống lưới, rong sụn có tốc độ sinh trưởng đạt từ 2,4 - 3%/ngày, trung bình đạt 2,7%/ngày. Công nghệ trồng rong sụn ở vùng nước sâu trên 2 - 3m nước bằng giai lưới, rong có tốc độ sinh trưởng từ 2 - 2,9%/ngày, trung bình đạt 2,5%/ngày. Đặc biệt, Viện đã chuyển giao công nghệ trồng rong sụn trong ống lưới và bằng dây căng cho Chính phủ Sri Lanka, kết quả tốc độ sinh trưởng của rong sụn tại Sri Lanka trung bình 3,6%/ngày (cao gấp 1,5 - 2 lần so với Việt Nam)”, TS Chiến cho hay.

TS Thái Ngọc Chiến, phát biểu tại Hội nghị 'Nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành rong biển' do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Phú Yên. Ảnh: V.Đ.T.
TS Thái Ngọc Chiến, phát biểu tại Hội nghị “Nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành rong biển” do Bộ NN&PTNT tổ chức tại Phú Yên. Ảnh: V.Đ.T.

Cũng theo TS Chiến, tốc độ sinh trưởng của rong sụn gai là cao nhất, đạt 2,9%/ngày, tiếp đến là loài rong sụn sú đạt 2,7%/ngày và thấp nhất là rong sụn đạt trung bình 2,5%/ngày. So sánh tốc độ của sinh trưởng của 3 phương thức sản xuất nói trên cho thấy, rong sụn trồng bằng giàn treo có tốc độ sinh trưởng cao nhất với 2,7%/ngày, tiếp đến là rong trồng trong giai lưới có tốc độ tăng trưởng 2,6%/ngày và thấp nhất là rong trồng trong ống lưới có tốc độ sinh trưởng chỉ 2,2%/ngày.

“Công nghệ trồng rong nho bằng thả đáy có lưới che trong ao có tốc độ sinh trưởng từ 2,5 - 3,2%/ngày, trung bình đạt 2,9%/ngày, cao hơn tốc độ sinh trưởng của rong nho trong ao không có mái che từ 1,2 - 3%/ngày, trung bình đạt 2,7%/ngày. Công nghệ trồng rong câu trong ao đầm nước lợ có mái che tốc độ sinh trưởng đạt trung bình 3,2%/ngày, cao hơn so với sinh trưởng của rong câu trong ao không có mái che trung bình 2,7%/ngày”, TS Thái Ngọc Chiến, Trưởng phòng Nghiên cứu khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III), chia sẻ thêm.

Góp phần giúp ngành rong phát triển bền vững

Xác định giống là yếu tố quyết định trong nuôi trồng rong biển, trong thời gian qua, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã phục tráng 2 giống rong cho hiệu quả kinh tế cao bằng công nghệ nuôi mô sẹo và nuôi nhánh, cành để chọn lọc, tạo ra nguồn giống rong sụn và rong nho có chất lượng với số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Đồng thời Viện cũng phát triển công nghệ trồng rong trong bể xi măng, trong ao đất có mái che nhà kính để giữ rong giống trong mùa mưa hoặc mùa đông.

Nhập chú thích ảnh
Rong biển không đủ cung cấp cho các cơ sở chế biến. Ảnh: Minh Hậu.

Viện đồng thời cũng phát triển công nghệ trồng rong ở vùng xa bờ nhằm ngăn chặn cá ăn rong, giảm hiện tượng tàn lụi vào mùa mưa và mùa hè. Sử dụng giai lưới để trồng rong ở những nơi có cá tại những vùng biển sâu. Sử dụng ống lưới để trồng rong ở vùng biển ven bờ có cá. Trồng đáy ở những vùng nước cạn vây đăng và sử dụng nuôi kết hợp trong các lồng cá, tôm hoặc trong ao nuôi ốc hương, tôm, cá…

Theo TS Thái Ngọc Chiến, hiện nay rong nuôi trồng rong biển ở nước ta gặp những khó khăn chính, đó là rong bị tàn lụi vào mùa mưa do nước ngọt, thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp…hoặc bị tàn lụi vào mùa hè (rong câu, rong sụn), hiện tượng cá ăn rong. Đối với bệnh, hiện nay mới nghiên cứu ở nhóm rong sụn, thường mắc 2 loại bệnh phổ biến là trắng nhũn thân (Ice-Ice) và bệnh tảo sợi phụ sinh (Epiphytes), đến nay các nghiên cứu còn ở quy mô thí nghiệm.

Nhập chú thích ảnh
Nghề trồng rong biển ở nước ta là nghề mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tác dụng tốt làm sạch môi trường các vùng thủy vực ven biển. Ảnh: Minh Hậu.

Tuy nhiên, bệnh trắng thân trên rong sụn có thể hạn chế khi kết hợp Iodine ở nồng độ 1,5ppm ngâm trong thời gian 5 phút và ngâm Ciprofloxacin nồng độ 2ppm trong 3 phút. Cũng có thể sử dụng Nano bạc với hàm lượng 15ppm để chữa bệnh trắng thân cho rong, nhưng hiệu quả không cao bằng sử dụng hỗn hợp Iodine với kháng sinh.

“Để hạn chế các bệnh ở rong sụn, giống rong biển trước khi trồng ngâm 15 phút trong dung dịch LAS sử dụng với nồng độ 2.103ppm sẽ phòng được bệnh tảo sợi phụ sinh ở rong sụn. Khi thấy rong bị trắng thân, chúng ta di chuyển rong ra nơi có dòng chảy vừa và nhấn chìm các dây rong sâu xuống 1m so với mặt nước trong vòng 1 tuần rong có thể giảm được bệnh này”, TS Chiến cho hay.

“Nghề trồng rong biển ở nước ta là nghề mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tác dụng tốt làm sạch môi trường các vùng thủy vực ven biển. Với các mô hình và kỹ thuật nuôi trồng đang triển khai có hiệu quả ở các vùng thủy vực khác nhau, với tiềm năng mặt nước ven biển và các đảo có khả năng phát triển nuôi trồng rong biển phong phú và đa dạng, nếu được định hướng, ưu tiên đầu tư và xây dựng chính sách phát triển hợp lý, chắc chắn sẽ tạo được động lực thúc đẩy nghề trồng rong biển phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu chế biến trong nước và xuất khẩu. Cần xây dựng đề án phát triển rong biển mang tính tổng hợp, đồng bộ theo liên kết chuỗi sản xuất. Trong mỗi chuỗi sản xuất, vai trò của khoa học và công nghệ rất quan trọng từ đầu vào đến đầu ra (nghiên cứu sản xuất giống rong biển, công nghệ trồng, thu hoạch, chế biến, nghiên cứu xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường, kiểm soát an toàn thực phẩm (HACCP, ISO...)”, TS Thái Ngọc Chiến chia sẻ.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Nền thẩm mỹ bản địa đã mách bảo kiến trúc sư tặng một “link” bay bổng cho chủ nhà, mà nhìn qua, chỉ còn cách thốt lên hai chữ bồng bềnh.

Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất