, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 08/07/2021, 15:49

Báo cáo triển vọng thị trường gạo của FAO và OECD nói gì về Việt Nam?

KIM LONG
(nongnghiep.vn)

Campuchia và Myanmar sẽ được hưởng lợi khi thị phần của các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ giảm trong 10 năm tới.

Một phụ nữ nông dân ở ngoại thành Hà Nội thu hoạch lúa ngày 7/6/2018. Ảnh: Reuters.

Dự báo này vừa được đưa ra trong báo cáo triển vọng nông nghiệp thường niên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - một câu lạc bộ các nước giàu và Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO).

Theo đó, triển vọng thương mại ngũ cốc toàn cầu trong vòng 10 năm tới bao gồm lúa mì, ngô và gạo dự kiến ​​sẽ tăng 21% lên 542 triệu tấn vào năm 2030.

“Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan sẽ tiếp tục dẫn đầu hoạt động thương mại gạo toàn cầu, tuy nhiên Campuchia và Myanmar được đánh giá ​​sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu gạo toàn cầu”, báo cáo của FAO và OEDC nhận định.

Các chuyên gia cho biết, thương mại gạo quốc tế 10 năm qua đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 1,5% mỗi năm. Và dự kiến, tăng trưởng thương mại gạo ​​sẽ tăng lên khoảng 2,6% hàng năm trong thập kỷ tới, tương đương 16 triệu tấn và đạt con số 62 triệu tấn vào năm 2030.

Ngoài ra, Thái Lan cũng được dự báo sẽ tiếp tục đóng vai trò là nhà xuất khẩu gạo quan trọng, mặc dù nước này cũng ​​sẽ phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh hơn. “Nhóm năm nhà xuất khẩu gạo lớn nhất sẽ mất thị phần vào tay các nước thuộc nhóm nước kém phát triển ở châu Á, đặc biệt là Campuchia và Myanmar, do các nước này đang dần trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế”, báo cáo chung nhận định.

Dự báo gạo của Campuchia và Myanmar sẽ lấn chiếm thị phần của các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Ảnh: Daily Sun.

Báo cáo triển vọng thị trường dự kiến, hoạt động xuất khẩu gạo từ các nước châu Á kém phát triển hơn sẽ tăng hơn gấp đôi: từ 4 triệu tấn lên 10 triệu tấn vào năm 2030. Nguồn cung lớn cùng với chất lượng gạo xuất khẩu được nâng lên, đặc biệt là dòng gạo Indica sẽ cho phép các nước này chiếm được thị phần nhiều hơn ở các thị trường châu Á và châu Phi.

Báo cáo cho biết, nhu cầu về các dòng gạo khác dự kiến ​​cũng sẽ tiếp tục tăng trong mười năm tới, bao gồm cả gạo Japonica. “Mặc dù cấu trúc thị trường khác nhau do liên quan đến địa lý- vùng sản xuất, sở thích của người tiêu dùng và chính sách, hầu hết các mô hình nông nghiệp đều không phân biệt giữa hai củng loại gạo này”, theo các chuyên gia. Tuy nhiên, xét về trung và dài hạn, biến đổi khí hậu được cho là sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của cả hai giống lúa gạo trên.

Các phỏng đoán sử dụng mô hình kinh tế lúa gạo trong điều kiện biến đổi khí hậu mới nhất dựa trên sáu kịch bản, cho thấy giá gạo Japonica trên thị trường quốc tế sẽ “biến động” hơn so với giá gạo Indica.

Phạm vi đánh giá mô hình bao gồm các quốc gia sản xuất và thị trường tiêu thụ lúa gạo lớn như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Campuchia, Lào, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Liên minh Châu Âu (bao gồm cả Vương quốc Anh), Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Pakistan, Brazil, Côte d'Ivoire, Ai Cập, Madagascar và Nigeria.

Theo đó, hai kịch bản chính của mô hình đều đánh giá rằng hệ thống nông nghiệp và đổi mới sản xuất ở Việt Nam và Trung Quốc “sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định giá gạo quốc tế, cả trung và dài hạn trong bối cảnh sản xuất lúa gạo ngày càng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu”.
Tags

Bình luận

Xem nhiều


Đến Rạch Cái Sơn (thành phố hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) vào những ngày này, du khách sẽ bị mê hoặc bởi hàng chục chiếc bè trồng sen đang khoe sắc rực rỡ, làm cho dòng kênh thơ mộng hơn bao giờ hết.



Nổi bật
Được quan tâm



Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất