, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 27/09/2022, 10:37

Bão số 4: Thêm nhiều sân bay đóng cửa, nhiều tỉnh yêu cầu người dân không ra khỏi nhà

Bảng Anh
Bão số 4 Noru đang hướng vào Trung Bộ và có khả năng mạnh thêm, công tác ứng phó đang diễn ra vô cùng khẩn trương.

9 sân bay đóng cửa ứng phó bão số 4

Ngày 27/9, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã quyết định tạm đóng cửa thêm 4 sân bay gồm: Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Tuy Hòa (Phú Yên), Liên Khương (Đà Lạt, Lâm Đồng) do ảnh hưởng của bão số 4 Noru.

 Nhiều sân bay tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên phải tạm dừng hoạt động phòng bão số 4. Ảnh minh họa

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không miền Trung đã quyết định tạm dừng khai thác 5 sân bay gồm: Chu Lai (Quảng Nam) từ 7h ngày 27/9 đến 7h ngày 28/9.

Các sân bay Đà Nẵng; Phú Bài (Thừa Thiên Huế); Phù Cát (Quy Nhơn, Bình Định); Pleiku (Gia Lai) tạm ngừng tiếp nhận tàu bay từ 12h00 ngày 27/9 đến 11h59 ngày 28/9/2022.

Với lịch tạm đóng cửa các sân bay, các hãng hàng không nội địa cũng vừa phát thông báo hoãn, huỷ nhiều chuyến bay trong thời gian bị ảnh hưởng.

Cụ thể, từ sáng 27/9 đến chiều 28/9, Vietnam Airlines, Vietjet thông báo tạm dừng khai thác các chuyến bay đi/đến các sân bay Chu Lai, Pleiku, Phù Cát, Đà Nẵng do sân bay tạm đóng cửa.

Thông tin từ Vietnam Airlines cho thấy hãng này phải huỷ 106 chuyến bay đi đến 5 sân bay buộc phải đóng cửa. Trong số này, nhiều nhất là các chuyến bay đi/đến Đà Nẵng (70 chuyến). Kế đó là Phú Bài (16 chuyến), Chu Lai (12 chuyến), Pleiku (4 chuyến) và Phù Cát (4 chuyến).

Trong khi đó, Bamboo Airways cho biết đã buộc phải hủy khai thác 24 chuyến bay đồng thời điều chỉnh kế hoạch khai thác 25 chuyến bay khác.

8 chuyến bay của Vietravel Airlines cũng bị huỷ, nhiều chuyến khác của hãng này cũng bị ảnh hưởng dây chuyền.

Hành khách trên các chuyến bay bị ảnh hưởng bởi cơn bão Noru sẽ được hỗ trợ theo quy định và chuyển đổi miễn phí sang các chuyến bay khác cùng hành trình nếu có yêu cầu (nếu còn chỗ).

Nhiều tỉnh yêu cầu người dân không ra khỏi nhà

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn hỏa tốc về việc tập trung ứng phó bão số 4 và mưa, lũ, sạt lở đất sau bão trên địa bàn.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, sở, ban, ngành tiếp tục nghiêm cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động; tiếp tục rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm hoặc quay về bờ ngay để neo đậu an toàn. Tổ chức neo đậu tàu, thuyền, lồng bè an toàn; chủ động đưa tàu nhỏ lên bờ để hạn chế thiệt hại nơi neo đậu. Tuyệt đối không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè khi có sóng, gió lớn.

Người dân cùng lực lượng chức năng tổ chức ứng phó với bão số 4. Ảnh NLĐ

Các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, thị xã Đức Phổ và TP. Quảng Ngãi tiếp tục kiểm tra, triển khai các biện pháp hạn chế người, phương tiện hoạt động trên đường trong thời gian bão đổ bộ; tổ chức kiểm soát, điều tiết, hạn chế phương tiện đi vào vùng dự kiến bão ảnh hưởng.

Riêng huyện Lý Sơn thông báo và không để người dân ra khỏi nhà, nơi cư trú kể từ 10h ngày 27/9 để đảm bảo an toàn tính mạng cho đến khi hết gió mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng thống nhất từ 12h ngày 27/9, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị nhà nước được nghỉ làm việc cho đến khi có thông báo mới từ cấp có thẩm quyền, trừ những người được thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phân công tham gia phòng chống lụt, bão của cơ quan, đơn vị mình.

Các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà máy tư nhân chủ động cho công nhân, người lao động... được nghỉ làm việc để phòng, tránh bão số 4, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người.

Người đứng đầu các địa phương, đơn vị tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai kịp thời các biện pháp ứng phó bão số 4, mưa, lũ trên địa bàn; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật do thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, chỉ đạo nếu để xảy ra thiệt hại về người.

TP Đà Nẵng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã ra văn bản số 5309 yêu cầu người dân (trừ các lực lượng làm nhiệm vụ) không ra khỏi nhà bắt đầu từ 20h ngày 27/9/2022 cho đến khi có thông báo tiếp theo.

Các địa phương, đơn vị tuyệt đối không để người ở lại trên các tàu cá, lán trại tạm công trình đang xây dựng kể từ 14h00 ngày 27/9 cho đến khi có tin cuối cùng về cơn bão số 4. Cùng với đó, các lực lượng chức năng khẩn trương tổ chức sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vùng núi, vùng ven sông suối, ven biển, các vùng thấp trũng, ngập úng đến nơi an toàn và phải hoàn thành trước 14h00 ngày 27/9.

Tỉnh Quảng Nam yêu cầu người dân không ra khỏi nhà kể từ 18 giờ ngày 27/9 cho đến khi có thông báo mới.

UBND tỉnh cũng có ý kiến cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn tỉnh nghỉ làm việc từ 12 giờ ngày 27/9 đến hết ngày 28/9. Trừ các bộ phận liên quan đến phòng, chống thiên tai và các lực lượng khác do thủ trưởng đơn vị quyết định.

Tỉnh Thừa Thiên Huế: UBND tỉnh yêu cầu các UBND các huyện, thị xã và TP Huế tổ chức sơ tán dân đến nơi an toàn bắt đầu từ 9h ngày 27/9 và hoàn thành trước 12h cùng ngày.

Đặc biệt, địa phương cũng yêu cầu người dân không được ra đường từ 21h ngày 27/9 đến khi có thông báo mới, trừ các lực lượng làm nhiệm vụ và các trường hợp đặc biệt. Các khu chợ truyền thống tạm ngừng mua bán từ 14h ngày 27/9.

Bình luận

Xem nhiều


Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Chnam Thmay diễn ra từ 13-16/4.



Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất