, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 07/04/2022, 09:16

Bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

TIẾN DŨNG - THÙY DUNG
Ngày 07/04/2022, tại Lâm Đồng, Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà tỉnh Lâm Đồng (VFBC Lâm Đồng) tổ chức hội thảo tham vấn ““Bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà”.
Quang cảnh hội thảo.

Tham dự Hội thảo có đại diện các bộ ngành liên quan, bao gồm Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ NN&PTNT, Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp Trung ương, Ban quản lý dự án VFBC Trung ương, Tổ chức WWF Việt Nam, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Ủy ban MAB Việt Nam, Viện Lâm nghiệp nhiệt đới, Viện Nghiên cứu Phát triển Chính sách Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, các Sở: NN&PTNT; Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Thông tin và truyền thông, Chi Cục Kiểm lâm; UBND huyện Lạc Dương; Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại & Du lịch, Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà; Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, Ban quản lý rừng Lâm Viên, Hiệp hội du lịch Lâm Đồng, 43 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các tổ chức phi chính phủ, một số Vườn quốc gia - Khu bảo tồn trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam, các cơ quan thông tấn báo chí và Văn phòng Dự án VFBC - Hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng.

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng tham gia thực hiện Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học thuộc Dự án VFBC do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) và Bộ NN&PTNT trong thời gian từ 2021 - 2025. Mục tiêu của Hợp phần là góp phần duy trì và tăng cường chất lượng rừng, bảo vệ và giữ ổn định số lượng quần thể các loài hoang dã ở các Vườn Quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam. 

Tại Lâm Đồng, Hợp phần sẽ tìm giải pháp thúc đẩy cách tiếp cận hiệu quả để bảo tồn đa dạng sinh học, giải quyết căn cơ các nguyên nhân chuyển đổi và suy thoái rừng ở các khu vực mục tiêu của dự án; thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân và cải thiện cơ chế quản lý rừng có sự tham gia của người dân, chính quyền địa phương thông qua việc thực hiện 4 Tiểu hợp phần, gồm: thúc đẩy hoạt động kinh doanh thân thiện với bảo tồn cho cộng đồng phụ thuộc vào rừng; tăng cường quản lý Rừng đặc dụng và Rừng phòng hộ; tăng cường hiệu quả hệ thống thực thi pháp luật đối với tội phạm hủy hoại rừng và động vật hoang dã; giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã thông qua phương pháp thay đổi hành vi.

TS Hà Công Tuấn - Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT phát biểu tại Hội thảo.

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được đánh giá có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái vì có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm, nhiều hệ sinh thái đặc thù và cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đẩy mạnh kinh doanh du lịch sinh thái trong hệ thống rừng đặc dụng trong đó có Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà đang là một xu thế của sự phát triển, gắn kết bảo tồn với phát triển, góp phần tạo nguồn tài chính bền vững phục vụ công tác bảo tồn.

Ông Lê Văn Hương, Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, chia sẻ: “Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ đã hỗ trợ Vườn tổ chức hội thảo tham vấn Đề án phát triển du lịch sinh thái, đây là một nội dung quan trọng trong Phương án quản lý rừng bền vững của Vườn quốc gia. Chúng tôi tin tưởng phát triển du lịch sinh thái hướng tới mục tiêu thu hút doanh nghiệp và cộng đồng tham gia sẽ góp phần tạo cơ chế tài chính bền vững tiến tới tự chủ tài chính để đầu tư đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn”.

Tại hội thảo Bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, các cơ quan quản lý nhà nước và chuyên gia sẽ được tham vấn ý kiến về các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn. Các đại biểu cũng thảo luận góp ý Đề án phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà  và cơ chế cụ thể thúc đẩy hợp tác giữa Vườn quốc gia với doanh nghiệp và cộng đồng vùng đệm.

Sau hội thảo, Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học sẽ hỗ trợ Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch sinh thái, tăng cường gắn kết doanh nghiệp và cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng bền vững.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm


So với thời điểm cuối năm 2023, giá gạo xuất khẩu 5% tấm giảm gần 75 USD/tấn (tương đương gần 1,9 triệu đồng/tấn), gạo 25% tấm giảm tới 84 USD/tấn.




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất