, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 03/12/2021, 10:32

Bất ngờ tour du lịch “Bình Chánh - Những điều chưa kể”

LÊ VĨNH
(nld.com.vn)
Khi nhắc đến Bình Chánh (TP.HCM), nhiều người chỉ coi địa phương này như 1 trạm trung chuyển trên con đường đi về miền Tây. Song, Bình Chánh còn có rất nhiều tiềm năng để phát triển các tour du lịch.

Ngày 2/12, Sở Du lịch TP.HCM tổ chức khảo sát chương trình "Bình Chánh - Những điều chưa kể". Đây là tour du lịch do đơn vị này và Công ty Cổ phần Dịch vụ Lữ hành Chim Cánh Cụt phối hợp tổ chức.

Khởi đầu hành trình, du khách sẽ được thưởng thức món cà phê bơ chấm với giò cháo quẩy - một món ăn của người dân thành phố trước đây

Tour du lịch "Bình Chánh - Những điều chưa kể" sẽ đưa du khách đến tham quan các địa điểm gắn với văn hoá, lịch sử và thiên nhiên của vùng đất Bình Chánh như: Khu Di tích lịch sử Láng Le - Bàu Cò, khu truyền thống cách mạng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, Bát Bửu Phật Đài (Chùa Phật cô đơn), làng nghề làm nhang gần 100 năm ở xã Lê Minh Xuân, Công viên Văn hóa Láng Le…

Các hoạt động trải nghiệm cũng được tour du lịch này chú trọng: đạp xe đạp ngắm rừng Lê Minh Xuân, hái đọt choại, chèo xuồng, các hoạt động chăm sóc sức khỏe...

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP HCM, tham gia khảo sát tour "Bình Chánh - Những điều chưa kể"
Du khách sẽ vừa đạp xe vừa ngắm rừng Lê Minh Xuân

"Khi nhắc đến Bình Chánh, người dân chỉ coi địa phương này như 1 trạm trung chuyển trên con đường đi về miền Tây, chỉ đi thoáng qua. Nhưng trong Bình Chánh còn có rất nhiều tiềm năng để phát triển các tour du lịch về văn hoá, lịch sử, sinh thái" - ông Trần Quang Duy, CEO Công ty Cổ phần Dịch vụ Lữ hành Chim Cánh Cụt, nhận định.

Ông Duy cho biết tour "Bình Chánh – Những điều chưa kể" sẽ là 1 sản phẩm du lịch mới của TP.HCM, khuyến khích người dân đến với Bình Chánh nhiều hơn để tìm hiểu về các làng nghề truyền thống, văn hoá, lịch sử của khu vực này.

Tham quan làng nghề làm nhang gần 100 năm tuổi
Khu truyền thống cách mạng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
Hoạt động ngâm chân thảo dược

Có mặt tại buổi khảo sát, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết toàn thành phố có 366 điểm đến, trải dài ở tất cả quận, huyện và TP Thủ đức. Tuy nhiên, trước đây TP HCM chỉ hay khai thác các điểm đến du lịch ở huyện Cần Giờ, Củ Chi.

"Hiện Sở Du lịch TP.HCM có chương trình xây dựng các tour tuyến đến các điểm đến mới, hấp dẫn, chú trọng khai phá những địa điểm du lịch thậm chí người dân thành phố còn chưa biết đến" - bà Hiếu thông tin.

Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, tour Bình Chánh là 1 điểm mới, có thể thu hút được du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là trong giai đoạn thích ứng an toàn với dịch Covid-19.

Buổi khảo sát nhằm giúp Sở Du lịch TP.HCM và các đơn vị thực hiện hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa vào khai thác.

"Bình Chánh - Những điều chưa kể" là 1 trong 7 sản phẩm du lịch mà TP.HCM sẽ đưa vào khai thác tại Tuần lễ Du lịch "Thành phố tôi yêu". Hiện Sở Du lịch đã khảo sát được 4 sản phẩm. Dự kiến Tuần lễ Du lịch "Thành phố tôi yêu" sẽ được công bố vào cuối tháng 12 năm nay.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất