, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 26/11/2023, 13:06

Bộ Ngoại giao ra mắt ấn phẩm Đặc san Halal số đầu tiên

TUẤN ANH
Vụ Trung Đông - châu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Báo Thế giới & Việt Nam ra mắt ấn phẩm Đặc san Halal số đầu tiên.
Trang bìa đặc san Halal số đầu tiên.

Theo đó, các cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao sẽ chịu trách nhiệm về mặt nội dung, Báo Thế giới & Việt Nam chịu trách nhiệm thiết kế và xuất bản.

Ấn phẩm dày 32 trang, cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời và chính thống về các hoạt động sản xuất, tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu của các sản phẩm - đặc biệt là nông sản vào thị trường hết sức tiềm năng này. 

Đặc san tập trung vào các nội dung chính: Thị trường Halal toàn cầu, Chuyển động Halal Việt Nam, Tiếng nói doanh nghiệp, Sự kiện Halal nổi bật; Cung cấp những thông tin mới về tiêu chuẩn mà pháp luật các nước Hồi giáo quy định đối với các sản phẩm, cơ sở sản xuất khi muốn xuất khẩu vào thị trường này. Theo đó, khi muốn nhập khẩu vào các nước Hồi giáo, doanh nghiệp sản xuất và sản phẩm phải đạt được chứng nhận gọi là chứng nhận Halal.

Ấn phẩm cung cấp nhưng thông tin chi tiết, chính xác và chính thống.

Theo Báo cáo năm 2022 về tương lai dân số Hồi giáo toàn cầu của Pew Research Center, thị trường Halal toàn cầu có tiềm năng rất lớn xét về quy mô dân số Hồi giáo, với khoảng 1,94 tỷ người vào năm 2022, chiếm gần 1/4 dân số thế giới. Dân số Hồi giáo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức trung bình 1,5%/ năm, cao gấp đôi so với dân số phi Hồi giáo (0,7%/năm) và dự kiến sẽ đạt khoảng 2,8 tỷ người vào năm 2050. Dự báo đến năm 2050 thế giới sẽ có 51 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số, tăng 2 nước so với năm 2010 (Macedonia, Bosnia và Herzegovina)

World Halal Summit Council (tháng 4/2022) cho biết quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu đạt 7.000 tỷ USD năm 2022. Dự kiến tăng lên khoảng 10.000 tỷ USD trước năm 2028 nhờ tăng trưởng quy mô dân số Hồi giáo, mức chi tiêu, sự đa dạng về lĩnh vực và triển vọng tăng trưởng trong tương lai với tốc độ khoảng 6 - 8%/năm.

Thông tin đa dạng, đầy đủ các lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt có thể hợp tác với các nước Hồi giáo.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal phân bổ khắp thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo, từ các nền kinh tế phát triển đến đang phát triển, do các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe, chất lượng, xanh, sạch, có đạo đức trong chế biến và góp phần bảo vệ môi trường… 

Chính vì tầm quan trọng của thị trường này, Chính phủ, các Bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm Halal. Ấn phẩm ra đời sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm những thông tin hữu ích, định hướng tiếp cận phù hợp khi thâm nhập vào thị trường Halal “siêu lớn”.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Không phải bây giờ lời kêu gọi sống chung với biến đổi khí hậu, dân gian gọi là thuận thiên mới vang lên. Nhưng nội hàm của thuận thiên, đến lúc phải thay đổi trong cái nhìn...
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất