, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 21/08/2017, 10:50

Bổ tim, an thần với long nhãn

PV

Nhãn tên khoa học là Dimocarpus longan Lour. (Euphoria longan (Lour.) Stend), thuộc họ Bồ hòn - Sapindaceae. Trong Đông y, thịt nhãn sấy khô chế biến thành Long nhãn nhục là một vị thuốc bổ và an thần rất quý. Hãy tìm hiểu về nhãn và những bài thuốc bổ dưỡng xung quanh loại trái ngon này với chuyên gia thực dưỡng - DS. Bàng Cẩm.

Những ích lợi không thể bỏ qua của nhãn?

Nhãn có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh tâm-tỳ-thận, nên có tác dụng ích tâm tỳ (bồi bổ hệ tim mạch và tiêu hóa), bổ khí huyết (cân bằng hai mặt âm dương), an thần chí (an thần, ổn định tình chí). Dùng điều trị các chứng cơ thể suy nhược, hồi hộp lo sợ, mất ngủ hay quên, tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, phù thũng sau khi sanh, tinh thần thiếu phấn chấn, ra mồ hôi trộm…

 

Cơm nhãn (long nhãn nhục) bổ dưỡng như thế nào?

Bồi bổ cơ thể, tăng cường trí nhớ: Nhãn chứa nhiều đường glucose; saccharose và protid…, hàm lượng sắt cũng hơi cao, vừa bổ sung dinh dưỡng; vừa nâng cao nhiệt năng, lại xúc tiến hemoglobin tái sinh để bổ máu. Nghiên cứu thực nghiệm khám phá, cơm nhãn ngoài việc có ích cho toàn thân, lại đặc biệt có ích cho tế bào não, giúp tăng cường trí nhớ, tiêu trừ mỏi mệt.

An thần định chí (An thần, ổn định tình chí): Nhãn chứa nhiều nguyên tố như sắt; Potassium…, xúc tiến sự tái sinh của hemoglobin để chữa các chứng như hồi hộp; kinh sợ; mất ngủ; hay quên do thiếu máu. Mỗi 100g nhãn chứa vitamin PP cao đến 2,5mg, tận dụng điều trị các chứng như viêm da; tiêu chảy; lú lẫn; thậm chí rối loạn thần kinh… do thiếu vitamin PP.

Bổ máu an thai: Nhãn chứa nhiều sắt và vitamin nhóm B, giảm sự sa giãn và co rút của tử cung, có ích đối với việc tăng tốc sự thay cũ đổi mới cho thai phụ và thai nhi, có tác dụng an thai.

Kháng khuẩn, ức chế tế bào ung thư: Thí nghiệm trên chuột cho thấy, nhãn đối với việc ức chế khối u ung thư đạt trên 90%, có tác dụng ức chế nhất định đối với tế bào ung thư. Trên lâm sàng cho người bệnh ung thư dùng nhãn, chứng trạng cải thiện 90%, hiệu quả kéo dài tuổi thọ khoảng 80%.

Giảm mỡ bảo vệ tim, trì hoãn lão hóa: Cơm nhãn cũng giảm mỡ trong máu, tăng lưu lượng máu cho động mạch vành.

Các bộ phận khác của cây nhãn… đều được sử dụng làm thuốc?

- Hạt nhãn (Long nhãn hạch) có vị chát, có tác dụng giảm đau, cầm máu, lý khí hóa thấp; dùng để chữa chứng thiên trụy, tràng nhạc và một số chứng bệnh ngoài da như chốc lở, đứt chân tay…

- Lá nhãn (Long nhãn diệp) có vị nhạt, tính bình, có tác dụng chữa cảm mạo, sốt rét, an thai.

- Hoa nhãn (Long nhãn hoa) sắc uống có thể chữa chứng bí tiểu tiện.

- Vỏ thân cây nhãn (Long nhãn thụ bì) có tác dụng trị cam tích, đinh sang (mụn nhọt).

- Rễ cây nhãn (Long nhãn căn) vị đắng, chát, có tác dụng chữa khí hư bạch đới; trị giun chỉ.

Về làm đẹp, nhãn có lợi ích gì?

 

- Khử mùi hôi nách: Lấy bột hạt nhãn trộn đều với giấm chua, bôi lên vùng nách. Chỉ vài lần mà mùi hôi đã đỡ rồi hết hẳn, cho bạn cơ thể thơm tho.

- Làm đẹp tóc: Hạt của nhãn có chứa hợp chất saponin rất tốt cho tóc. Vì vậy, ta có thể sử dụng hạt nhãn thay nước gội đầu.

- Làm đẹp da: Với khả năng chống lão hóa nên long nhãn có khả năng tăng cường sức khỏe cho da, đặc biệt là đối với da ở khu vực mắt, nó giúp làm giảm nếp nhăn.

Nhãn có gây nóng không?

Long nhãn có vị ngọt, tính bình, nhầy. Tuy nhiên, một số đối tượng nên hạn chế ăn long nhãn, đó là: người có đàm; người bị mụn; người béo phì; người đang trong chế độ kiêng chống béo không nên ăn nhiều. 

Bình luận

Xem nhiều





Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.
Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất