, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 26/05/2022, 15:16

Cà phê cảnh quan: Vì nền nông nghiệp sinh thái, trách nhiệm, bền vững

MINH QUÝ
(nongnghiep.vn)
Hơn 7.000 nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên được hưởng lợi từ Dự án cảnh quan cà phê bền vững do LDC, JDE Peet’s, IDH và Công ty Syngenta Việt Nam thực hiện.

Sử dụng phân bón, thuốc BVTV có trách nhiệm

Ngày 25/05, Công ty Louis Dreyfus Việt Nam (LDC), Công ty JDE Peet’s, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) và Công ty Syngenta Việt Nam tổ chức hội thảo tổng kết Dự án cảnh quan cà phê bền vững tại các tỉnh trọng điểm về cà phê tại Tây Nguyên là Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai.

Dự án cảnh quan cà phê bền vững được thực hiện tại huyện Krông Ana với diện tích 30 ha đã giúp thay đổi cảnh quan, môi trường sinh thái nơi đây. Ảnh: Quang Yên.
Dự án cảnh quan cà phê bền vững được thực hiện tại huyện Krông Ana với diện tích 30 ha đã giúp thay đổi cảnh quan, môi trường sinh thái nơi đây. Ảnh: Quang Yên.

Dự án được thực hiện từ năm 2018 đến tháng 06/2022, với mục tiêu ứng dụng các phương pháp trồng trọt mới, hiệu quả vào thực tiễn canh tác cà phê của nông dân; hướng dẫn người dân trong vùng sản xuất thuận tự nhiên, giảm các yếu tố đầu vào, tiết kiệm nhân công; sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón một cách minh bạch, an toàn và có trách nhiệm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến một mô hình sản xuất cà phê bền vững cho nông dân...

Mục tiêu lâu dài của Dự án nhằm giảm suy thoái đất, bảo tồn nguồn nước tưới và nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổng số vốn đầu tư hơn 1 triệu USD, được thực hiện trong 3 năm.

Dự án giúp xây dựng cụm cảnh quan 30ha tại huyện Krông Ana và 30 mô hình cảnh quan cà phê (mỗi mô hình 1 - 2ha), áp dụng kỹ thuật xen canh cà phê với cây ăn quả; áp dụng kỹ thuật mới về quản lý dịch hại, quản lý đất và phân bón, sử dụng các sản phẩm bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; tiết kiệm nước tưới trong hoạt động canh tác cà phê.

Nông dân các tỉnh Tây Nguyên thăm mô hình cảnh quan cà phê trong vùng Dự án. Ảnh: Quang Yên.
Nông dân các tỉnh Tây Nguyên thăm mô hình cảnh quan cà phê trong vùng Dự án. Ảnh: Quang Yên.

Ngoài ra, nông dân tham gia Dự án cũng được tập huấn an toàn lao động như đánh giá rủi ro môi trường và cây trồng, cách sử dụng các thiết bị bảo hộ theo tiêu chuẩn an toàn.

Theo kết quả đánh giá đầu năm 2022, 98% nông dân tham gia Dự án ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai đã áp dụng kiến thức đã tập huấn và vườn cà phê.

Hướng tới nông nghiệp tái sinh, bền vững

Là một trong những hộ dân được Dự án hỗ trợ, 3ha cà phê của ông Vũ Minh Đãi (ngụ buôn Êa Câm, Thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana) đã thay đổi rõ nét. Cách đây 3 năm, vườn cà phê của ông Đãi trồng độc canh, cây được trồng hơn 20 năm nên còi cọc, năng suất thấp. Tuy nhiên, từ khi tham gia dự án, 3ha cà phê của ông Đãi phát triển xanh mướt với nhiều loại cây khác nhau. Trong đó, những cành cà phê chi chít quả.

Ông Đãi cho biết, 3 năm trước cà phê già cỗi, năng suất thấp nên có ý định phá bỏ toàn bộ vườn để trồng lại. Nhưng rất may Dự án chọn địa phương triển khai và ông Đãi được tham gia. Khi tham gia Dự án, các chuyên gia đã giúp ông Đãi cải tạo vườn cà phê của gia đình theo hướng cảnh quan bền vững.

“Tham gia Dự án, tôi được các chuyên gia hướng dẫn những kỹ thuật canh tác mới để áp dụng vào sản xuất, nhờ đó năng suất và chất lượng cà phê tăng lên rõ rệt. Tôi còn được hướng dẫn kỹ thuật xen canh cà phê với cây ăn quả, vừa góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vừa giảm xói mòn đất, góp phần vào việc canh tác bền vững trên chính mảnh vườn của mình”, ông Đãi nói.

Ông Vũ Minh Đãi (áo xanh) hướng dẫn cho đoàn tham quan về cách canh tác cảnh quan cà phê. Ảnh: Quang Yên.
Ông Vũ Minh Đãi (áo xanh) hướng dẫn cho đoàn tham quan về cách canh tác cảnh quan cà phê. Ảnh: Quang Yên.

Theo ông Đãi, cái lớn nhất khi tham gia Dự án là được chuyên gia hướng dẫn sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, thân thiện với môi trường. Không chỉ vậy, ông Đãi được tập huấn các vấn đề an toàn lao động như đánh giá rủi ro môi trường và cây trồng, sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn... để yên tâm canh tác, bảo vệ sức khỏe của bản thân và môi trường xung quanh.

Được Dự án đưa đi tham quan các mô hình, hàng chục nông dân của các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai đánh giá cao hiệu quả mang lại. Các nông dân này mong muốn Dự án được nhân rộng ra các vùng, tỉnh xung quanh để giúp người dân tiếp cận được với phương thức canh tác mới giúp phát triển theo hướng bền vững.

Ông Đỗ Ngọc Sỹ, Giám đốc Phát triển bền vững của JDE Peet’s khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết, đơn vị tự hào được hợp tác với IDH, LDC và Syngenta thực hiện Dự án này với mong muốn đẩy mạnh phát triển các chương trình cà phê bền vững ở khu vực Tây Nguyên.

Ông Sỹ đánh giá cao những nỗ lực tuyệt vời từ tất cả các đối tác nhằm mang lại lợi ích cho hơn 7.000 nông dân trồng cà phê. “Sự hợp tác này sẽ giúp chúng tôi thực hiện cam kết hướng tới 100% cà phê có nguồn gốc có trách nhiệm vào năm 2025 và hỗ trợ sinh kế cho các nông hộ nhỏ”, ông Sỹ nói.

Bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Đối ngoại và Phát triển bền vững - Công ty Syngenta Việt Nam cho biết, Công ty rất vui mừng với kết quả Dự án đạt được.

Người dân trong vùng Dự án chia sẻ niềm vui với bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Đối ngoại và Phát triển bền vững - Công ty Syngenta Việt Nam. Ảnh: Quang Yên.
Người dân trong vùng Dự án chia sẻ niềm vui với bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Đối ngoại và Phát triển bền vững - Công ty Syngenta Việt Nam. Ảnh: Quang Yên.

Dự án đã tác động rất lớn đến nâng cao nhận thức và kỹ năng của nông dân về sản xuất nông nghiệp bền vững. Là một đối tác tham gia Dự án, Syngenta đã giúp bà con nông dân áp dụng các giải pháp bền vững trong hoạt động canh tác cà phê, hướng dẫn bà con sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà vẫn bảo vệ sức khỏe con người, giữ gìn môi trường, cảnh quan.

“Chúng tôi cam kết sẽ đi cùng Dự án và người dân để nhân rộng mô hình. Công ty mong rằng dự án này sẽ được nhân rộng tại nhiều khu vực khác nhau trên cả nước để hướng đến một nền nông nghiệp tái sinh, bền vững", bà Nhi chia sẻ.

Trước đó, IDH, LDC, JDE Peet’s và Syngenta cũng thực hiện dự án tương tự tại Lâm Đồng từ năm 2016 đến tháng 06/2022. Dự án tại Lâm Đồng với số vốn đầu tư hơn 1,5 triệu USD, giúp gần 3.800 nông dân canh tác cà phê theo mô hình cảnh quan bền vững trên diện tích 4.500ha.

Thông qua hai dự án này, đã có hơn 7.000 nông dân với trên 10.500ha cà phê ở 4 tỉnh trọng điểm cà phê của cả nước như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai được hưởng lợi từ mô hình cảnh quan cà phê bền vững.

Nhờ được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý dịch hại tổng hợp và an toàn lao động, nông dân giảm độc canh, áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng cà phê, nâng cao thu nhập bằng việc áp dụng các kỹ thuật xen canh cây cà phê với cây ăn quả, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực an toàn, hiệu quả để đảm bảo sức khỏe cũng như bảo vệ môi trường.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Với ưu điểm chịu hạn, dễ chăm sóc, đặc biệt giá trị tăng cao gấp nhiều lần cây lúa, cây mè được nông dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp canh tác như một giải pháp chống hạn trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng.





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất