, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 23/03/2022, 06:25

Cà phê dây Thuận An

LẬP PHƯƠNG
Đắk Mil, vùng cà phê quy mô và chất lượng nhất của tỉnh Đắk Nông, lại thêm một lần trở thành tâm điểm chú ý của người trồng cà phê với giống cà phê mới: cà phê dây.
Ông Cường bên cây cà phê dây trong vườn nhà.

Năm 1988, ông Nguyễn Văn Cường từ Nghệ An vào Đắk Nông lập nghiệp. Cũng như bao gia đình khác, ông bắt đầu với việc làm thuê, làm mướn. Công việc giúp ông có tiền trang trải cuộc sống gia đình và cũng là dịp ông có thể học cách trồng và làm cà phê. Những mùa cà phê đi hái mướn, ông lần hồi xin từng quả cà phê chín mọng về bóc vỏ để dành hạt ươm cây giống. Đó là cách ông gầy dựng vườn cà phê quanh nhà vì theo ông, những năm tháng đó làm gì có ai bán giống. Chính vì vậy, vườn cà phê nhà ông có rất nhiều giống khác nhau mà chính ông cũng không thể nhớ nổi nguồn gốc. 

Năm 1993, sau vài vụ trồng và thu hoạch, ông Cường bỏ dần những cây cà phê còi cọc hoặc cho ra quả nhỏ, quả dài, năng suất kém. Chính quá trình chọn lọc này đã giúp ông phát hiện một gốc cà phê cho trái khá to, dễ hái, kháng nấm và đặc biệt là chống hạn tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Để tăng năng suất của rẫy cà phê, ông Cường mày mò học cách ghép chồi từ cây cà phê này cho toàn bộ 1.000 cây cà phê trong rẫy của gia đình. Đến năm 1998, vườn cà phê của gia đình ông đã được thay thế hoàn toàn bằng chồi giống từ cây cà phê nói trên. 

Ông đặt tên cho cây cà phê mẹ là cà phê dây, cái tên xuất phát từ đặc tính cành nhánh khá dài, ít cành tăm, khi đậu trái thì cành thòng xuống, mềm mại như cái dây dài. Cũng theo ông, có lẽ nhờ đặc điểm đó mà cành cà phê này không bị gãy dù có rất nhiều trái. Cây cà phê dây còn có một đặc điểm nữa là trái chín muộn hơn 1 - 2 tháng so với các giống cà phê khác, do vậy, ông không sợ thiếu công hái và thời điểm hái đã bước vào mùa khô, thuận lợi cho việc phơi phóng. 

Ông Cường ghép giống cà phê.

Sau 3 năm cải tạo bằng cách ghép chồi cà phê dây, vườn cà phê của ông Cường thu hoạch được 7 tấn/ha, vượt xa vườn cà phê của các hộ dân khác trên địa bàn. Từ đó, nhiều người trồng cà phê trong vùng đến tìm hiểu cách làm, mua giống về ươm, ghép; có người còn nhờ hoặc thuê ông Cường đến tận rẫy ghép chồi cà phê dây để cải tạo vườn cà phê của họ.

Trước nhu cầu ngày càng lớn, năm 2014, ông Cường bắt tay xây dựng vườn ươm, nhập gốc cà phê mít về ghép chồi cà phê dây. Hiện nay, vườn ươm của gia đình ông Cường bán ra thị trường khoảng 15 vạn cây giống từ chồi ghép cà phê dây mỗi năm. Người mua giống không chỉ trong huyện mà còn từ các huyện lân cận và các tỉnh khác như Đắk Lắk, Bình Phước... Thấy ông làm ăn phát đạt, nhiều hộ khác cũng học ông làm vườn ươm. Đến nay, ngoài vườn ươm của ông Cường, trên địa bàn xã có 3 vườn ươm cà phê lấy chồi ghép từ cà phê dây của ông Cường với quy mô 15 - 20 vạn cây mỗi năm. 

Theo ông Trần Khắc Dũng, Chủ tịch UBND xã Thuận An, những ưu điểm của giống cà phê dây đã giúp nông dân giảm được lượng nước tưới, giảm các loại thuốc bảo vệ thực vật, nhờ đó, chi phí đầu tư giảm mạnh trong khi năng suất lại tăng cao từ 3 - 3,5 tấn/ha lên 5 - 7 tấn/ha. 

Năm 2017, cây cà phê dây của gia đình ông Cường được Sở NN&PTNT Đắk Nông cấp chứng nhận là cây đầu dòng để có thể bảo tồn nguồn gen và nhân giống rộng rãi. Với chứng nhận này, gia đình ông Cường có nhiệm vụ chăm sóc, quản lý, bảo vệ và khai thác giống theo sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm





Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất