
Theo chia sẻ của các nhà khoa học, những con cá rô-bốt có cấu tạo rất mềm, kích thước nhỏ chỉ khoảng 1.3cm và có thể hút được hạt vi nhựa tại các vùng nước nông.
Một thành viên trong nhóm nghiên cứu - Wang Yuyan cho biết nhóm đang đặt ra mục tiêu phát triển cá rô-bốt có thể thu thập được các hạt vi nhựa ở vùng nước sâu hơn. Chúng cũng sẽ cung cấp nhiều thông tin giúp phân tích mức độ ô nhiễm môi trường biển trên thực tế.
Cá rô-bốt hoạt động theo cơ chế chiếu xạ bởi ánh sáng hồng ngoại, nó có thể vỗ vây và lắc lư cơ thể. Các nhà khoa học có thể kiểm soát được chúng bằng cách sử dụng ánh sáng để giúp chúng không đâm vào cá sống hoặc các vật thể khác.
“Cá rô-bốt nhỏ và nhẹ mà chúng tôi phát triển có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn như trong y học, hoặc các ca phẫu thuật nguy hiểm. Nó sẽ xác định được các vấn đề và giúp loại bỏ sớm một số bệnh tật”. - Wang Yuyan nói.

Theo Wang Yuyan, nếu vô tình cá rô-bốt bị những con cá sống khác ăn vào, nó có thể được tiêu hóa mà không gây hại đến sức khỏe, bởi nó được làm từ chất Polyurethane, một loại chất thích ứng sinh học.
Cá rô-bốt có khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm và tự phục hồi ngay cả khi bị tổn thương. Nó có thể bơi quảng đường dài 2.76 lần chiều dài cơ thể của nó, nhanh hơn hầu hết các rô-bốt mềm nhân tạo.
“Chúng tôi chủ yếu làm việc về vấn đề thu thập hạt vi nhựa. Nó giống như một con rô-bốt giúp chúng tôi lấy mẫu và có thể sử dụng được nhiều lần”. - Wang cho biết thêm.