, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 13/05/2021, 09:29

Các làng nghề kim hoàn nổi tiếng

TUỆ NHƯ
(tổng hợp)

Làng Huệ Lai - Hưng Yên

Nghề chạm bạc từng bén rễ ở thôn Huệ Lai từ những năm 80 - 90 của thế kỷ trước. Khi đó, những người con của làng sau nhiều năm bôn ba, mở mang tầm mắt càng thêm thấm thía lời dặn của tiền nhân “của bề bề không bằng nghề trong tay”, huống hồ nghề nông ở vùng đất chật người đông càng thêm khó sống. Một số người trong làng đã sang Hải Dương học hỏi nghề chạm vàng, bạc rồi về dạy lại cho bà con địa phương để tăng thêm thu nhập cho gia đình trong những lúc nông nhàn.

Những người thợ kim hoàn làng Huệ Lai kết hợp máy móc hiện đại trong các công đoạn sản xuất.

Nếu trước đây những sản phẩm của làng nghề Huệ Lai chủ yếu tiêu thụ ở Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội thì nay mở rộng tiêu thụ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Ngoài chế tác theo đơn đặt hàng, những người thợ còn sáng tạo ra nhiều mẫu mã, sản phẩm mới lạ, chất lượng cao được khách hàng trong nước ưa chuộng. Nhờ đó mà thu nhập của người thợ làng nghề kim hoàn ngày càng được cải thiện. Nghề chạm bạc đã không còn là nghề phụ của làng như trước mà đã trở thành nguồn thu chính, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế địa phương.

Làng Châu Khê - Hải Dương

Làng nghề làm vàng bạc Châu Khê, thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã có lịch sử tồn tại trên 500 năm. Người có công hình thành nghề tại làng là ông Lưu Xuân Tín - quan Thượng thư bộ Lại dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1494). Ông Lưu Xuân Tín được triều đình nhà Lê tín nhiệm, giao trọng trách lập xưởng đúc bạc nén tại kinh thành Thăng Long. Ông đã ưu tiên cho người làng mình lên Thăng Long lập xưởng đúc bạc tại phường Đông Các. Từ đó, nghề vàng bạc Châu Khê và phố Hàng Bạc cùng hình thành và phát triển. Dần dần, từ nghề đúc bạc, những người thợ Châu Khê đã phát triển lên thành nghề làm trang sức vàng bạc.

Người Châu Khê có đóng góp lớn đối với nghề kim hoàn trong nước nhờ vào sự khéo léo của đôi bàn tay kết hợp cùng sự sáng tạo, bí quyết riêng của mỗi nghệ nhân. Tất cả những yếu tố trên đã nâng tầm kỹ thuật làm vàng cổ truyền để cho ra đời những sản phẩm hoàn thiện nhất, tinh túy nhất. Nghề làm vàng bạc Châu Khê giờ rất phát triển. Trong gần 600 thợ của làng có gần hai phần ba đạt tay nghề bậc 4, bậc 5/7, được cấp chứng chỉ của ngành kim hoàn Việt Nam. Con cháu làng nghề Châu Khê đã mở rộng hoạt động sản xuất khắp đất nước nhằm quảng bá nghề truyền thống của quê hương mình. Một số hộ gia đình đã mở rộng quy mô, tích cực giới thiệu sản phẩm của làng nghề ra các vùng miền khác, góp phần gìn giữ vốn quý nghề cổ của làng.

Làng dây chuyền Hưng Long - TP.HCM

Làng nghề Hưng Long huyện Bình Chánh chỉ mới xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ 20. Không có bề dày lịch sử như làng Đồng Xâm - Thái Bình hay Châu Khê - Hải Dương nhưng làng Hưng Long có nghề làm dây chuyền nổi bật. Người đầu tiên làm thợ bạc và có công truyền nghề lại cho làng là hai thầy Tám Mây và Hai Thơm ở Tân Hóa (Long An) 

Nghề làm dây chuyền vàng ở các gia đình tại làng Hưng Long bao gồm thủ công kết hợp máy móc tự chế. Tưởng như đơn giản nhưng việc chế tác phải qua rất nhiều công đoạn gồm cán - kéo - vấn (cuốn) - rã, (cắt) - kết (móc) - hàn - áo (màu sắc) - bào (đánh bóng) - thành phẩm, đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ trong từng chi tiết của sản phẩm, dù là nhỏ nhất.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đây là sản phẩm thứ 156 ở Thái Lan và là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Ang Thong được gắn GI, đánh dấu việc hoàn thành dự án “Mỗi tỉnh một sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý” của Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất