, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 07/09/2022, 07:54

Các nước giàu cam kết tài trợ 25 tỷ USD cho vấn đề biến đổi khí hậu

LÊ KIÊN
(Tổng hợp)
Các quốc gia giàu có tham dự hội nghị về vấn đề khủng hoảng khí hậu tổ chức tại Rotterdam, Hà Lan cho biết, họ sẽ chi 25 tỷ USD vào năm 2025 để thúc đẩy các nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu tại châu Phi.
Các nước châu Phi chỉ tạo ra 3% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhưng lại đang phải chịu đựng những hệ lụy thảm khốc từ nó. (Ảnh: AP/Leo Correa)

Số tiền mà các quốc gia phát triển cam kết hỗ trợ nỗ lực thích ứng với khí hậu được coi là số tiền lớn nhất từ trước đến nay trên toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên quy tụ các nhà lãnh đạo chính phủ của nhiều quốc gia và các tổ chức trong đó tiêu biểu có Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)… nhằm thảo luận về các kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu cho các quốc gia châu Phi.

Châu Phi tạo ra ít hơn 3% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhưng các chuyên gia cho rằng, các nước này đặc biệt dễ bị tổn thương do các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.

Chia sẻ với hãng truyền thông Deutsche Welle của Đức, ông Akinwumi A. Adesina – Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu phi nói: “Châu phi không chỉ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu mà còn bị thiệt hại thê thảm vì nó.” 

Châu Phi và cuộc khủng hoảng khí hậu

Theo đánh giá mới nhất của Liên Hợp Quốc, châu Phi là châu lục dễ bị tổn thương nhất thế giới về khí hậu.

Hội nghị thượng đỉnh lần này được đánh là giá rất quan trọng vì nó diễn ra ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh thường niên lần thứ 27 (COP27) tại Ai Cập được tổ chức vào tháng 11 năm nay. 

Tại COP26 ở Glasgow, Scotland các nhà lãnh đạo đã xem xét lại Thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015 và đưa ra cam kết mới là mang lại nhiều nguồn tài trợ quốc tế hơn cho các biện pháp thích ứng với khí hậu một cách nhanh chóng. 

Châu Phi không có nguồn tài chính để giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu vì châu Phi chỉ nhận được 3% tổng tài trợ cho khí hậu. (Ảnh tư liệu minh họa: Bloomberg/Cynthia R Matonhodze)

Hội nghị thượng đỉnh về thích ứng khí hậu ở châu Phi lần này diễn ra chỉ vài tuần sau khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phát hiện ra rằng, các nước giàu có đã không thực hiện đúng lời hứa năm 2009 là chi 100 tỷ USD/năm đến năm 2020 để giúp các nước đang phát triển thích ứng với tình trạng ấm lên toàn cầu.

OECD cho biết, các quốc gia giàu có đã trao 83,3 tỷ USD cho các quốc gia nghèo hơn vào năm 2020, số tiền cao nhất từ trước đến nay, tuy nhiên con số này vẫn thiếu so với số tiền cam kết ban đầu.

Các quốc gia châu Phi chỉ tạo ra ít hơn 3% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhưng họ lại đang phải gánh chịu một loạt các vấn đề. Châu Phi đã tiêu tốn 7 – 15 tỷ USD mỗi năm do hậu quả của biến đổi khí hậu.

 Ông Akinwumi A. Adesina - Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu phi.

Tại hội nghị thượng đỉnh, ông Adesina chia sẻ, châu Phi không có nguồn tài chính để giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu vì châu Phi chỉ nhận được 3% tổng tài trợ cho khí hậu. 

“Châu Phi sẽ cần từ 1,3 đến 1,6 nghìn tỷ USD trong thập kỷ này để thực hiện các cam kết đối với thỏa thuận khí hậu Paris, chi phí hàng năm từ 140 đến 300 tỷ USD.” – ông Adesina nói.

Ông cũng khẳng định rằng các quốc gia châu Phi có trữ lượng khí đốt khổng lồ, thậm chí có thể giúp các quốc gia châu Âu đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt trong tương lai khi mà cuộc khủng hoảng ở châu Âu đang diễn ra ngày càng căng thẳng. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Nhóm Hi-future là tổ chức được sáng lập nhằm giúp các trẻ phổ tự kỉ hòa nhập cộng đồng, giúp những đứa trẻ không biết mình là ai, không phân biệt được bản thân và thế giới xung quanh… bước vào hành trình “tìm lại ước mơ” cho chính mình.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất