, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 06/05/2023, 07:53

Các nước giàu chậm trễ trong việc hoàn thành cam kết tài trợ 100 tỷ USD để chống biến đổi khí hậu

LÊ KIÊN
(theo Reuters)
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết, các quốc gia giàu có đang trên đà hoàn thành cam kết tài trợ khí hậu trị giá 100 tỷ USD trong năm nay cho các nước đang phát triển, chậm hơn 3 năm so với cam kết ban đầu.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock nói chuyện với truyền thông khi bà tham dự Đối thoại Khí hậu Petersberg ở Berlin, Đức. (Ảnh: Reuters/Michele Tantussi).

Theo bà ngoại trưởng Annalena Baerbock, các quốc gia tài trợ đã có cuộc hội đàm với nhau để thảo luận về tiến độ thực hiện cam kết của họ được đưa ra vào năm 2009 là bắt đầu từ năm 2020 họ sẽ chuyển 100 tỷ USD mỗi năm cho các quốc gia dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu.

Trong một cuộc họp của hơn 40 đại diện để thảo luận về những nỗ lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu ở Berlin, bà Annalena Baerbock nói: “Tin tốt là có vẻ như chúng ta đang đi đúng hướng để cuối cùng đạt được số tiền 100 tỷ USD trong năm nay”.

100 tỷ USD không đủ so với nhu cầu thực tế của các quốc gia nghèo đói, điều này đã trở thành biểu tượng cho sự thất bại của các quốc gia giàu có trong việc cung cấp các quỹ khí hậu như đã hứa. Việc không đáp ứng được cam kết đã gây ra sự ngờ vực trong các cuộc đàm phán về khí hậu giữa các quốc gia nhằm nỗ lực thúc đẩy các biện pháp cắt giảm CO2.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ tiên tiến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Sultan Al Jaber có bài phát biểu trong hội nghị năng lượng CERAWeek 2023 ở Houston, Texas, Hoa Kỳ. (Ảnh tư liệu: Reuters/Callaghan O'Hare).

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ tiên tiến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Sultan Al Jaber - người được chỉ định trong các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc năm nay cho biết, sự chậm trễ về tài trợ đang cản trở tiến trình giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. "Kỳ vọng thì cao, lòng tin thì thấp. Giá trị thực của 100 tỷ USD đã bị xói mòn kể từ khi cam kết lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2009” – ông Sultan Al Jaber nhấn mạnh.

Trong khi đó, các nền kinh tế đang phát triển cho biết, họ không đủ khả năng cắt giảm lượng khí thải CO2 nếu không có thêm sự hỗ trợ từ các quốc gia giàu có – những nước chịu trách nhiệm cho phần lớn lượng khí nhà kính đang làm nóng toàn cầu mà họ gây ra.

Bộ trưởng Khí hậu Đan Mạch Dan Jorgensen phát biểu trước giới truyền thông sau cuộc họp tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) ở Glasgow, Scotland, Anh, ngày 11/11/2021. (Ảnh tư liệu: Reuters/Yves Herman).

Theo dữ liệu mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các quốc gia giàu có đã cung cấp 83,3 tỷ USD trong năm 2020, thấp hơn 16,7 tỷ USD so với mục tiêu đề ra. OECD và các quốc gia giàu có trước đây đã chỉ ra mục tiêu có thể đạt được trong năm nay.

Chia sẻ với hãng thông tấn Reuters, ông Dan Jorgensen - Bộ trưởng phụ trách chính sách và phát triển khí hậu toàn cầu của Đan Mạch nói: “Thật sự là một điều xấu hổ khi vẫn chưa thể huy động được số tiền này, thành thật mà nói, chúng ta cần hàng nghìn tỷ USD”.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất