, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 22/02/2023, 07:21

Các quốc gia trên thế giới thảo luận về Hiệp ước bảo vệ đại dương

LÊ KIÊN
(theo Reuters)
Trong tuần này, phái đoàn từ hàng trăm quốc gia trên thế giới sẽ họp tại New York với nỗ lực đưa ra một hiệp ước bảo vệ đại dương có tính ràng buộc pháp lý mới mà các “nhóm xanh” tin rằng nó sẽ quyết định liệu những nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu có thể thành công hay không.
Mòng biển đậu trên những tảng đá gần khu vực biển bị bao phủ bởi bệnh dịch “nước mũi biển” - một lớp chất hữu cơ nhầy nhụa dày, còn được gọi là chất nhầy biển, lây lan qua Biển Marmara và gây ra mối đe dọa đối với sinh vật biển cũng như ngành đánh bắt cá trên bờ biển Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh tư liệu: Reuters/Umit Bektas).

Tháng 8 năm ngoái, một vòng đàm phán về hiệp ước bảo tồn đại dương mới của Liên Hợp Quốc đã bị đình chỉ với những vướng mắc lớn, trong đó có vấn đề về các quốc gia không thể đạt được thỏa thuận tài chính. Ngoài ra, việc chia sẻ số tiền thu được từ "nguồn gen biển" và việc thiết lập các quy tắc đánh giá tác động môi trường đại dương cho sự phát triển cũng là một trong các nguyên nhân chính.

Các chuyên gia đàm phán cho biết, các bên có tầm ảnh hưởng lớn đã xích lại gần nhau hơn trong các cuộc đàm phán mặc dù giữa các bên vẫn đang tìm kiếm sự thỏa hiệp.

Bà Jessica Battle, chuyên gia về đại dương tại Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Toàn cầu nói: “Có vẻ như mọi người đang thực sự khao khát hoàn tất hiệp ước càng sớm càng tốt. Một số quốc gia đang tìm kiếm sự nhượng bộ, tuy nhiên điều thực sự quan trọng cuối cùng vẫn là hiệp ước đạt được như thế nào”.

Li Shuo - cố vấn chính sách toàn cầu tại tổ chức Greenpeace (Hòa bình xanh) cho biết, các cuộc đàm phán dự kiến kéo dài đến ngày 3/3 và sự thành công của các cuộc đàm phán này vẫn phụ thuộc vào vấn đề tài chính. Trung Quốc sẽ đóng vai trò là một bên tham gia chính trong các cuộc đàm phán, đặc biệt là khi đưa các quốc gia đang phát triển khác cùng tham gia.

Theo Greenpeace, từ nay đến cuối thập kỷ, khoảng 11 triệu km2 đại dương cần phải được bảo vệ hàng năm nếu muốn đáp ứng mục tiêu bảo vệ 30% đất và biển của thế giới đến năm 2030 – thường được gọi là "30 - 30".

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, họ đang nỗ lực để đạt được "một thỏa thuận chất lượng cao liên quan đến việc bảo tồn và sử dụng đại dương bền vững và có thể được cộng đồng quốc tế chấp nhận rộng rãi."

Làm thế nào để chia sẻ số tiền thu được từ phát triển công nghiệp đại dương, bao gồm cả việc sử dụng nguồn gen biển trong dược phẩm và các ngành công nghiệp khác, cũng sẽ là một yếu tố quan trọng đối với Trung Quốc - quốc gia tỷ dân đã có 6 trong số 10 công ty lớn nhất toàn cầu điều hành các đội tàu đánh cá ngoài khơi. 

"Tài nguyên di truyền và vấn đề tài chính sẽ là phần kết của cuộc chơi" - Li Shuo của Greenpeace nhấn mạnh.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất