, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 23/02/2022, 13:09

Cẩm Châu kỳ vọng vào cây lúa vụ đông xuân 2021 - 2022

MỸ LỆ
Cẩm Châu (TP Hội An, Quảng Nam) là một phường ven đô nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp đã trở thành lĩnh vực kinh tế rất quan trọng, trong đó cây lúa đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng bức tranh kinh tế của địa phương cũng như của thành phố Hội An.
Khí thế ra quân xuống đồng cày ải, gieo sạ đã tạo động lực và niềm tin về một vụ mùa bội thu. Ảnh: Mỹ Lệ.

Hương đất ngọt ngào

Cẩm Châu có hơn 220 hecta diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có gần 186 hecta diện tích đất sản xuất lúa và 30 hecta đất màu. Đây cũng là địa phương có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam). 

Với lợi thế này, Cẩm Châu có điều kiện vừa tạo cảnh quan môi trường sinh thái thuận lợi để gắn kết các loại hình dịch vụ - du lịch - thương mại, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây khó khăn cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, thì ngành thương mại - dịch vụ của phường Cẩm Châu đạt hơn 95%, đặc biệt là lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp đạt 129% so với kế hoạch năm 2021. Con số tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt gần 29 tỷ đồng cho thấy vai trò và vị thế ổn định của ngành trong cơ cấu kinh tế toàn phường.

Để đạt được kết quả này, ngay từ đầu năm, phường Cẩm Châu đã cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp. 

Cụ thể, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, lãnh đạo phường đã có những chủ trương đúng đắn trong việc triển khai tinh thần của Nghị quyết số 26 ngày 05/08/2008 của BCH Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

 Cẩm Châu cũng đã thành công khi tranh thủ được sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trên địa bàn đối với vai trò của các chương trình phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng đô thị văn minh.

Nông dân dặm lúa và đắp bờ cho vụ đông xuân. Ảnh: Mỹ Lệ.

Hàng năm, địa phương đầu tư nâng cấp, tu bổ, sửa chữa hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương tưới tiêu đảm bảo đáp ứng kịp thời nguồn nước cho nông dân sản xuất, sử dụng hiệu quả diện tích đất canh tác. Mặt khác, lãnh đạo còn huy động các nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội và các nguồn quỹ hội, đoàn thể, nhất là quỹ hỗ trợ nông dân, để tạo điều kiện cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất.

Ông Phan Thanh Dũng - Phó Chủ tịch UBND phường Cẩm Châu cho biết, toàn phường có 18 chiếc máy cày, 16 máy gặt đập liên hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp. UBND phường đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân, đồng thời vận động nông dân mạnh dạn đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.

Đặc biệt, từ phong trào “Người nông dân yêu đất”, một số hộ dân trên địa bàn phường đã thành lập tổ tự quản cùng khai thác và tái sản xuất diện tích đất ruộng. Nhiều hộ nông dân đã vươn lên khá giàu từ chính sản xuất nông nghiệp và góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”. 

“Bà con đã thay đổi tư duy, chú trọng nguồn giống ban đầu. Từ việc sử dụng giống lúa dài ngày, nông dân Cẩm Châu đã dần chuyển sang các giống trung ngày cho năng suất, chất lượng cao. Nhờ vậy, năm 2021 năng suất lúa cả năm bình quân đạt 65 tạ/hecta. Riêng vụ đông xuân 2020 - 2021 đạt 70 tạ/hecta". - Ông Phan Thanh Dũng nói.

Kỳ vọng năng suất vụ lúa đông xuân 2021 – 2022 bội thu. Ảnh: Mỹ Lệ.

Kỳ vọng vào cây lúa

Với tinh thần thắng lợi của vụ mùa năm 2021, bắt đầu vụ đông xuân 2021 - 2022, phường Cẩm Châu đã tổ chức “Ngày hội xuống đồng” để vận động nông dân xuống giống gần 186 hecta diện tích lúa. 

Khí thế ra quân xuống đồng cày ải, gieo sạ đã tạo động lực và niềm tin về một vụ mùa bội thu trong nông dân trên địa bàn phường Cẩm Châu. Vụ đông xuân này, gia đình bà Đặng Thị Hỉ ở khối An Mỹ sản xuất 4,5 sào lúa. Ngay những ngày đầu năm Nhâm Dần, bà cùng các hộ nông dân trong khối đã tranh thủ ra đồng lao động sản xuất.

Bà con đều tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng diện tích cây trồng và nâng cao năng suất với mong đợi những quả ngọt mùa vàng sẽ lại về trên những thửa ruộng Cẩm Châu. “Chúng tôi tin rằng kinh tế nông nghiệp của phường Cẩm Châu sẽ tiếp tục tăng trưởng, trở thành ngành kinh tế thế mạnh, mang lại thu nhập ổn định cho người dân”. - ông Đinh Văn Danh, đại diện nông dân phường Cẩm Châu chia sẻ.

Liên tiếp 2 năm qua, đại dịch Covid 19 đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, nhưng ngành nông nghiệp, trong đó có sản xuất lúa cơ bản vẫn giữ được mức ổn định về sản xuất, lao động nông nghiệp không bị thất nghiệp so với ngành dịch vụ - du lịch và thương mại. Nhiều lao động trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch bị mất việc làm bởi ảnh hưởng đại dịch Covid-19 đã tìm cách quay trở lại với nông nghiệp để mưu sinh.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm


Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất