, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 17/03/2022, 15:45

Cần đẩy nhanh tiến độ dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững

NHẬT TRƯỜNG
(vov.vn)
Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hội nghị thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) - hợp phần lúa gạo năm 2022 tại 8 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án VnSAT triển khai tại 8 tỉnh, thành vùng ĐBSCL từ năm 2015, gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang. Thực hiện dự án này năm qua, có trên 155.000 nông dân được đào tạo kỹ thuật sản xuất lúa "3 giảm, 3 tăng" để sản xuất 175.400ha lúa; hơn 104.400 nông dân được đào tạo quy trình sản xuất lúa "1 phải 5 giảm" với diện tích trên 146.800ha lúa.

Qua thống kê của các địa phương, tỉ lệ áp dụng sau đào tạo đạt hơn 80%. Ngoài ra, các tổ chức nông dân tham gia dự án còn được đào tạo kỹ năng quản lý hợp tác xã, kỹ thuật luân canh, nhân giống lúa xác nhận, sản xuất lúa VietGAP...

Quang cảnh hội nghị thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL
Quang cảnh hội nghị thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL

Đặc biệt, trong năm qua, 8 địa phương thực hiện dự án đã có hơn 61.300ha lúa có hợp đồng bao tiêu; đầu tư xây dựng 485 công trình thủy lợi, giao thông, cầu cống, trạm bơm, đường điện, trạm biến áp và 68 kho tạm trữ, nhà bao che máy sấy và nhiều thiết bị hỗ trợ các tổ chức nông dân như: máy sấy, máy cuốn rơm, máy đóng bao lúa, máy phun hạt... 

Hiện nay, tại vùng ĐBSCL có 86 tiểu dự án chia làm 87 gói thầu với tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Hầu hết các gói thầu đã được trao hợp đồng và triển khai từ  tháng 10 năm ngoái và đạt khối lượng từ 40 - 50%. Tính từ đầu dự án đến nay, 8 tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL đã được giải ngân vốn gần 1.600 tỷ đồng, đạt 60 % kế hoạch. Riêng năm nay, các tỉnh đã được giải ngân vốn là 300 tỷ đồng.

Phát biểu tại hội nghị, đại biểu các tỉnh, thành vùng ĐBSCL và các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nêu ra các khó khăn tồn đọng và các giải pháp khắc phục để đẩy nhanh tiến độ dự án VnSAT như: xây dựng cơ sở hạ tầng còn chậm do dịch bệnh Covid-19, giá cả vật liệu tăng cao, vốn đối ứng khó khăn...

Dự án Vn SAT giúp ngành lúa gạo vùng ĐBSCL phát triển.
Dự án Vn SAT giúp ngành lúa gạo vùng ĐBSCL phát triển.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho rằng, dự án VnSAT khởi đầu tốt đẹp đã góp phần nâng cao nhận thức sản xuất lúa của nông dân, hạ giá thành, nâng cao chất lượng lúa gạo theo hướng xuất khẩu. Do đó, các cơ quan của Bộ và 8 tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, khắc phục khó khăn để 3 tháng sau dự án hoàn thành trọn vẹn.

“Kiểu gì chúng ta cũng phải tiếp tục duy trì thực hiện các hoạt động mang tính phần mềm. Nhiệm vụ các địa phương phải chỉ đạo cái này vì nó mang lại lợi ích cho người dân. Muốn đầu tư dự án kiểu gì cũng phải thể hiện lợi ích từ đồng ruộng. Tôi đề nghị vẫn phải đào tạo tập huấn, vẫn phải nhân rộng các mô hình. Tôi mong muốn các địa phương tiếp tục cùng các cơ quan của Bộ hỗ trợ để hoàn thành xuất sắc tất cả các nhiệm vụ nội dung và dự án này trở thành dự án điểm của Ngân hàng Thế giới và của Chính phủ”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nêu rõ.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Với ưu điểm chịu hạn, dễ chăm sóc, đặc biệt giá trị tăng cao gấp nhiều lần cây lúa, cây mè được nông dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp canh tác như một giải pháp chống hạn trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất