, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 17/07/2022, 09:21

Cạn kiệt tài nguyên cát trên toàn cầu: 10 khuyến nghị của Liên Hợp Quốc

NGỌC KHANH
(Theo The Guardian, UNEP Report)
Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc đã nêu lên tình trạng cấp bách về cạn kiệt tài nguyên cát trên toàn cầu. Nguồn tài nguyên được sử dụng nhiều chỉ sau nước nhưng không được công nhận là một tài nguyên đúng nghĩa. Đâu là giải pháp bền vững cho câu chuyện khai thác cát?

Tìm vật liệu thay thế cát

Việc khai thác cát có nhiều hình thức khác nhau, từ nạo vét sông hồ đến các loại khai thác đất và đập nhỏ các loại đá… Việc khai thác được thực hiện bởi cả các công ty lớn với máy móc hiện đại, các cá nhân với các công cụ thô sơ. Tốc độ khai thác hiện tại vượt xa tốc độ mà cát tự nhiên có thể tái tạo.

Trên thực tế, các nhà khoa học đã tạo ra cát nhân tạo với mục đích thay thế cho cát tự nhiên. Cát được nghiền từ đá, sỏi đều được loại bỏ tạp chất và bụi nên không cần phải sàng lọc trước khi cho vào bê tông. Chúng có kích cỡ đồng nhất, cường độ chịu lực cao nên rất phù hợp để sản xuất bê tông. Tuy nhiên, giá thành của cát nhân tạo hiện vẫn đang khá cao nên vẫn chưa là lựa chọn thay thế hoàn hảo.

Nhu cầu sử dụng cát dự kiến ​​sẽ tăng lên đáng kể trong những năm tới, với dân số toàn cầu được dự đoán sẽ đạt gần 10 tỷ người trước năm 2050. Vào thời điểm đó người ta cho rằng khoảng 70% người dân trên thế giới sẽ sống ở các khu vực thành thị. Ảnh Pixabay

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đã bắt đầu đưa vào sử dụng tro tái chế từ chất thải rắn bị đốt cháy để thay thế cho cát. 

Thành phố Zurich ở Thụy Sĩ đang xây dựng các tòa nhà với 98% là bê tông tái chế. Ấn Độ cũng đang triển khai sử dụng nhựa thải để sản xuất bê tông. Ngoài ra, một số vật liệu khác như gỗ cũng đang được nghiên cứu để đưa vào sử dụng làm vật liệu thay thế.

Đó là giải pháp mà các địa phương cũng như các nước đang từng bước thực hiện để khắc phục dần hệ lụy mà việc khai thác cát quá mức đã gây ra. 

10 khyến nghị của Liên Hợp Quốc

Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cũng đưa ra một số khuyến nghị cho chính phủ các quốc gia và các tổ chức có liên quan cùng chung tay triển khai trên tất cả các cấp độ từ làng xã, quận huyện, khu vực, quốc gia, quốc tế để đạt được sự đồng bộ và hiệu quả cao nhất, như:

Công nhận cát như một nguồn tài nguyên chiến lược: Theo các phân tích đã đưa ra, cát là vật liệu có giá trị môi trường, xã hội và cả kinh tế. Nhưng các giá trị này thường xung đột với nhau. Công nhận giá trị của cát trước hết là nền tảng cho việc quản trị công bằng và có trách nhiệm với tài nguyên này.

Xem xét mối tương quan giữa các động lực xã hội, chính trị và kinh tế với địa điểm khai thác cát: dù khai thác từ đâu, bối cảnh môi trường, xã hội, chính trị và kinh tế riêng cũng định hình nên tính bền vững của cát. 

Chuyển đổi và áp dụng mô hình vật liệu tái tạo để thay thế cát tự nhiên

Tích hợp các khuôn khổ chính sách và pháp luật một cách chiến lược: hỗ trợ, quản lý nguồn khai thác cát và thúc đẩy các giải pháp thay thế. Chính sách và pháp luật quốc gia cũng như quản lý của địa phương đóng vai trò thiết yếu trong việc định hình hành vi và kết quả của các sản xuất và tiêu thụ cát.

Thiết lập quyền sở hữu và tiếp cận tài nguyên cát thông qua quyền khai thác khoáng sản và được đồng thuận bởi các bên liên quan: thử hình dung có thể tạo ra một khuôn khổ tiếp cận và sở hữu khoáng sản trong và ngoài khơi, các quốc gia có thể có một cơ chế thương mại cho các địa phương hay đối tác khai thác và thu hồi phí, vẫn trong hạn mức quản lý của mình.

Lập bản đồ, giám sát và báo cáo về tài nguyên cát: khi lập bản đồ này, sẽ có các tham số địa chất, môi trường và kinh tế xã hội để cân nhắc về khối lượng khai thác tại từng địa điểm một cách khoa học, kịp cho sự tái tạo của cát.

Lên một bộ các thông lệ, tiêu chuẩn quốc gia và khuôn khổ quốc tế nhất quán: đây sẽ là kim chỉ nam cho các hoạt động khai thác tại các cơ quan địa phương.

Nhiều dự án tái chế thay thế cho cát ở các nước đang được triển khai, trên hình là nhà máy tái chế ở Mexico. Ảnh UNEP

Có các chương trình thúc đẩy sử dụng tài nguyên thay thế: như các sản phẩm tái chế, thay thế thiết kế các công trình sao cho kéo dài tuổi thọ sử dụng để cát đủ thời gian tái tạo tự nhiên.

Xây dựng quy trình vòng đời có trách nhiệm trong việc sử dụng cát: Vòng đời xuất phát từ đơn vị cung ứng cát ban đầu, biết nơi khai thác và vận chuyển rõ ràng; tiếp sau là đơn vị sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội; cuối cùng là sản phẩm cuối có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế cao.

Khôi phục hệ sinh thái và bù đắp những tổn thất: phục hồi các hệ sinh thái tại các nơi hoạt động khai thác cát trực tiếp hay gián tiếp gây ra suy thoái như sông, ven biển, đất đai.

Tags

Bình luận

Xem nhiều


Đến Rạch Cái Sơn (thành phố hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) vào những ngày này, du khách sẽ bị mê hoặc bởi hàng chục chiếc bè trồng sen đang khoe sắc rực rỡ, làm cho dòng kênh thơ mộng hơn bao giờ hết.



Nổi bật
Được quan tâm



Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.

Việc phục chế sách cổ không chỉ yêu cầu người thợ có tay nghề cao, thông thạo về các kỹ năng bảo quản và phục chế, mà còn có kiến thức về văn học, đặc biệt là chữ Hán Nôm.


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất