, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 04/11/2022, 17:57

Cần Thơ: Ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp đang ở giai đoạn bắt đầu

TUẤN ANH
Chiều 4/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức "Hội thảo chuyển đổi số trong nông nghiệp". Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2022.
Hội thảo được tổ chức tại hội trường Sở NN&PTNT thành phố Cần Thơ.

“Ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp ở TP Cần Thơ đang ở giai đoạn bắt đầu, quy mô và số lượng chưa nhiều” – ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ chia sẻ và cho biết hiện thành phố chỉ mới có những mô hình ứng dụng nông nghiệp 4.0 quy mô nhỏ như: trồng rau thủy canh theo công nghệ Irael, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, các ứng dụng điện toán đám mây, điều khiển tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật tự động trên lúa và vườn cây ăn trái, cảm biến điều khiển môi trường chuồng trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…

Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ phát biểu tại hội thảo.

Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích đất tự nhiên trên 114.000ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 80%. Sản phẩm chủ lực ở đây bao gồm: lúa, thủy sản, cây ăn trái, chăn nuôi. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi quy mô nông hộ, sản xuất hộ cá thể, nhỏ lẻ, chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung, hàng hóa. 98,5% doanh nghiệp là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, trình độ nguồn nhân lực, kinh phí hạn hẹp… gây nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi số. 

Ông Lương Ngọc Tuấn : “Cần Thơ cần xây dựng hệ sinh thái giúp triển khai việc chuyển đổi số nông nghiệp hiệu quả”.

Ông Lương Ngọc Tuấn - Chuyên gia Công nghệ số cho rằng, để khắc phục những khó khăn kể trên, Cần Thơ nên cân nhắc lựa chọn những ứng dụng và công cụ thực sự cần thiết, lĩnh vực cụ thể để thực hiện chuyển đổi số với phương châm cái gì làm nhanh, dễ và rẻ thì làm trước. Phương pháp thực hiện là “Ứng dụng các công nghệ số để tự động hóa các quy trình vận hành phù hợp rồi tiến tới tối ưu”. Bên cạnh đó, kết nối giữa doanh nghiệp công nghệ với doanh nghiệp nông nghiệp để huy động nhiều nguồn lực xây dựng các dự án công nghệ số đáp ứng nhu cầu, lợi ích của 2 bên. 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thái Việt Huy - Chủ tịch HĐQT Công ty Mismart cho rằng, các doanh nghiệp công nghệ có thể dựa trên nhu cầu hoặc đặt hàng của người nông dân để nghiên cứu đưa ra những sản phẩm phục vụ công tác chuyển đổi số có tính khả thi cao. Đối tượng sử dụng là người nông dân nên các ứng dụng này phải càng đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng. Tỷ lệ người nông dân sử dụng smart phone tăng cao trong những năm gần đây cũng thuận lợi cho các nhà phát triển ứng dụng trên nền tảng di động, nhiều app như Trúng Mùa, Agri360… có thể giúp người dân tìm hiểu nguồn nguyên liệu, giá cả, thị trường, đầu ra cho sản phẩm mà không cần phải tìm đến các chuyên gia trong lĩnh vực này. 

Ông Nguyễn Thái Việt Huy - Chủ tịch HĐQT Công ty Mismart khẳng định ứng dụng trên nền tảng di động phục vụ nông nghiệp còn nhiều dư địa phát triển. 

Hiện nay, Cần Thơ ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Ngành nông nghiệp thành phố tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, dữ liệu về thị trường; Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp; Đặc biệt ứng dụng công nghệ để tự động hóa các quy trình sản xuất, chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành, phát triển thương mại điện tử. 

Một sản phẩm công nghệ số phục vụ truy xuất nguồn gốc của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Cần Thơ.

Cần Thơ đã xây dựng hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nông sản trên địa bàn, tính đến nay đã có 43 cơ sở, 251 sản phẩm đã được công khai trên hệ thống này. Mục tiêu đến năm 2030 tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm bắt buộc truy xuất nguồn gốc phải thực hiện 100%. Sắp tới, Cần Thơ phối hợp với VNPT xây dựng và ra mắt sàn thương mại nông sản điện tử với tên “chonongsancantho”. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất