, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 29/11/2021, 14:11

Cao su Việt Nam nhập khẩu vào Ấn Độ tăng gần gấp đôi giá trị

SƠN TRANG
(nongnghiep.vn)
Cao su Việt Nam nhập khẩu vào Ấn Độ trong 9 tháng tăng rất mạnh cả về lượng và giá trị. Trong đó, giá trị tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ.
Cao su Việt Nam nhập khẩu vào Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm tăng 92,1% về giá trị. Ảnh: TL.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2021, nhu cầu cao su của Ấn Độ tăng mạnh khiến nước này phải nhập khẩu nhiều hơn vì sản lượng trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu.

Thông tin từ Bộ Thương mại Ấn Độ, cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2021, Ấn Độ nhập khẩu 867,41 nghìn tấn cao su, trị giá 1,72 tỷ USD, tăng 41,2% về lượng và tăng 74% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Ấn Độ, nhập khẩu cao su từ các thị trường này đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường lớn thứ 4 cung cấp cao su cho Ấn Độ với 69,14 nghìn tấn, trị giá 132 triệu USD, tăng 46,5% về lượng và tăng 92,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cao su Việt Nam chiếm 8% trong tổng lượng cao su nhập khẩu của Ấn Độ, tăng so với mức 7,7% của cùng kỳ năm 2020.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Ấn Độ nhập khẩu 356,8 nghìn tấn cao su tự nhiên, trị giá 652,79 triệu USD, tăng 31,5% về lượng và tăng 66,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ với 67,87 nghìn tấn, trị giá 129,24 triệu USD, tăng 44,8% về lượng và tăng 89,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cao su tự nhiên Việt Nam chiếm thị phần 19% trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng so với mức 17,3% của cùng kỳ năm 2020.

Cơ cấu thị trường chính cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2021 có sự thay đổi khi thị phần cao su của Indonesia, Bờ Biển Ngà, Singapore trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ giảm, trong khi thị phần của Việt Nam, Malaysia và Thái Lan tăng.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất