, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 16/12/2023, 08:03

Chàng trai đi tìm "danh phận" cho tương nếp quê nhà

Từ bao đời nay, nghề làm tương đã trở thành truyền thống trong các gia đình ở xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Nhưng nhận thấy bà con còn làm nhỏ lẻ, chàng trai 9X Dương Văn Duy quyết định trở về quê hương tìm hướng đi mới cho sản phẩm truyền thống, gầy dựng thương hiệu đặc sản quê nhà.
Chàng trai về quê khởi nghiệp với mục đích phát huy giá trị ngành nghề truyền thống. 

Tốt nghiệp ngành luật, sau thời gian bươn chải ở phố thị, anh Dương Văn Duy đã quay về quê hương bắt tay vào khởi nghiệp từ nông nghiệp. Dù trái ngành trái nghề nhưng anh rất tự tin với vốn kiến thức nông nghiệp của gia đình khi đứng ra thành lập Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hồng Kỳ.

Lúc đầu, anh Duy gặp không ít khó khăn khi bà con chưa nhận thức hết về lợi ích của mô hình hợp tác xã. Sau một thời gian tuyên truyền vận động, hiện tại hợp tác xã đã có 22 thành viên. Đến nay sau hơn 3 năm gầy dựng thương hiệu, hợp tác xã của anh Duy đã cho ra đời hai sản phẩm đặc trưng là tương nếp Hồng Kỳ và gạo nếp Thầu Dầu. 

2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao.

Anh Dương Văn Duy cho biết về quy trình, cách chọn nguyên liệu: “Đỗ tương sạch được rang chín, nghiền thành bột. Đỗ ngâm vào nước sạch, với thời tiết nóng thì tầm một tuần là được, nếu mùa đông thì khoảng 12 - 15 ngày sẽ được nước tương, nếm tương có vị ngọt là được. Riêng gạo nếp thầu dầu thì gạo được đem đồ xôi, trải ra các nong, mẹt… Quá trình làm mốc khoảng 5 - 7 ngày. Khi mốc và nước tương đều đạt chuẩn, người làm sẽ đổ mốc vào nước tương và ngâm tiếp 20 - 30 ngày trong chum sành thì được thành phẩm”.

Sản phẩm được làm trong chum sành.

Năm 2022, sản phẩm tương nếp Hồng Kỳ của hợp tác xã đã tham gia chương trình OCOP của tỉnh Thái Nguyên và đạt chứng nhận 3 sao. Hiện hợp tác xã đã xây dựng vùng nguyên liệu lúa nếp Thầu Dầu rộng hơn 40ha để sản xuất theo hướng hữu cơ và 10ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. 

Anh Duy sẽ mở rộng quy mô sản xuất trong thời gian tới.

Trong thời gian tới, anh Duy dự định sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất, đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị để phát triển sản phẩm mới; đồng thời nghiên cứu mô hình du lịch trải nghiệm để quảng bá sâu rộng sản phẩm đặc trưng của địa phương đến du khách.

(Bài do Tạp chí Nông thôn Việt điện tử phối hợp với Truyền hình báo Tuổi Trẻ thực hiện)

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm

Người nói sáp nhập là chuyện phải làm. Kẻ nói việc đổi tên, xóa tên làng, tên xã cũ là đụng chạm gốc rễ tâm tưởng của cư dân. Chợt nhớ câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói/ Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân"…





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất