, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 20/07/2022, 18:00

Chàng trai 'hồi sinh' rác thải

4 năm trước, chàng trai trẻ Ngô Phú Quốc (26 tuổi, Ninh Kiều - Cần Thơ) bắt đầu tìm tòi và bắt tay vào tái chế các chai lọ bỏ đi. Với sự khéo léo và tỉ mỉ, anh đã thành công tạo ra những sản phẩm giúp bảo vệ môi trường.

Trong một lần ngồi uống nước vỉa hè, tình cờ Quốc nhìn thấy người đàn ông lớn tuổi nhặt ve chai trong các bọc rác, lục lọi một hồi thì bị các mảnh thủy tinh cứa vào tay làm chảy máu nhưng chú chỉ dụi dụi vào người rồi tiếp tục nhặt, anh cảm thấy có chút chạnh lòng. Thêm vào đó, trước tình trạng rác thải nhựa và thủy tinh bị vứt bỏ ngày một nhiều, Phú Quốc bắt dầu tìm cách làm cho rác thải có giá trị hơn. Anh sưu tầm chai lọ bị vứt đi mỗi tối đi làm về, sau đó tỉ mỉ trang trí nhằm mang lại “diện mạo mới” cho các chai dầu gội đầu đến vỏ chai bia, nước ngọt… bị vứt bỏ.

Ngô Phú Quốc - chàng trai trẻ với tình yêu đặc biệt dành cho tái chế chai lọ. Ảnh: NVCC.

Nguyên liệu tạo ra một sản phẩm chưa đến 100 nghìn đồng

Đầu tiên, Quốc lựa chọn chai lọ phù hợp và vệ sinh chúng sạch sẽ. Sau đó dùng chủ yếu 90% là keo nến để làm họa tiết chính, vì chi phí mua keo nến rẻ và có độ bền cao. Ngoài ra anh dùng thêm 1 súng bắn keo, 1 hũ màu nhũ và 1 chai sơn xịt cầm tay. “Tổng số tiền để chế tạo ra một sản phẩm chưa đến 100 nghìn đồng”, Quốc chia sẻ. 

Nói về công đoạn khó khăn nhất trong quá trình tạo ra một sản phẩm, Quốc tâm sự: “Chắc là phần họa tiết tạo hình bằng keo nến. Ban đầu để làm một bông hoa, phải cho keo nóng chảy ra sau đó ép mỏng và ghép từng cánh rất là lâu mới được 1 hoa. Tuy cầu kì hơn nhưng nó rất là bền bỉ. Phần tiếp theo là màu, vì mình dùng màu cơ bản và rẻ nên phải dùng khéo léo hơn một chút mới có hiệu ứng bắt mắt”. 

Ban đầu, Quốc cố gắng làm cho nó gần giống với kim loại hoặc đồ mỹ nghệ. Dần dần anh cố làm cho sản phẩm của mình trở nên độc lạ, không đụng hàng. Thường các sản phẩm của Quốc đều thiên về phong cách cổ điển, vintage mang cảm giác dễ chịu khi chiêm ngưỡng.

Ngoài tái chế chai lọ, anh chàng còn thử sức với các dụng cụ y tế đã qua sử dụng. Sau khi được hấp tiệt trùng ở nhiệt độ cao, đảm bảo sạch 99% vi khuẩn, anh bắt đầu trang trí và tạo ra những phần quà lưu niệm thân thiện với môi trường.

Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường

Sau khi thành công các tác phẩm tái chế đầu tay, Quốc bắt đầu đăng trên các group về đồ handmade tái chế để kêu gọi mọi người cùng tái chế, sử dụng chai lọ cũ và làm phương pháp giống mình. Cũng may mắn đăng đầu tiên của anh được nhiều người ủng hộ và chú ý. 

Ban đầu Quốc không có ý định mua bán hay kinh doanh các sản phẩm tự tay làm ra, anh chỉ tặng những người thực sự yêu thích, có tình yêu với trang trí chai lọ và chia sẻ mọi người cách làm. Tuy nhiên, trong thời gian nghỉ dịch, mọi người ở nhà và có thời gian nhiều, Quốc đã truyền tải chúng đi trên các diễn đàn handmade và kêu gọi mọi người cùng tái chế chai lọ cũ. Anh cũng được nhiều người biết đến với ý tưởng bảo vệ môi trường độc đáo này. Từ đó, Quốc được mọi người tin tưởng và tìm đến đặt để làm một số chai lọ theo theo chủ đề. 

Một số sản phẩm được tạo từ chai lọ cũ. Ảnh: NVCC.

Đa số khách hàng rất thích sản phẩm của anh, đặc biệt là các khách nước ngoài. Họ có một tình cảm đặc biệt với những sản phẩm mang tính thủ công và tái chế bảo vệ môi trường. Thêm vào đó, các sản phẩm của anh có vẻ ngoài độc lạ không giống với bất kì sản phẩm trưng bày nào được bán trên thị trường. 

“Trong tương lai mình sẽ cố gắng cải tiến để các sản phẩm trở nên bắt mắt và đa dụng hơn, để mọi người có thể sử dụng chúng nhiều hơn. Mình dự định sẽ tổ chức những buổi học nhóm miễn phí để giúp mọi người yêu thích bộ môn này biết cách làm và mở rộng ra thêm”, Phú Quốc chia sẻ. 

Đồ lưu niệm được Phú Quốc tái chế từ dụng cụ y tế. Ảnh: NVCC.

“Cách làm những chai lọ cũ của mình biến chúng thành vật dụng có ích chỉ mong góp ít phần nào đó giảm bớt rác thải từ chai lọ nhựa lẫn thủy tinh khó phân hủy ra môi trường, truyền cảm hứng cho các bạn có thêm một sở thích, thêm một chút sáng tạo, chút lành mạnh và cảm thấy yêu môi trường hơn. Mình cảm thấy rất vui, tuy chưa đóng góp được gì nhiều nhưng mình hi vọng từ ý thức một cá nhân sẽ ảnh hưởng đến 1 gia đình và từ 1 gia đình sẽ ảnh hưởng nhiều gia đình khác để có một cộng đồng ý thức giữ gìn sức khoẻ chung” – Ngô Phú Quốc tâm sự.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm




Nhóm Hi-future là tổ chức được sáng lập nhằm giúp các trẻ phổ tự kỉ hòa nhập cộng đồng, giúp những đứa trẻ không biết mình là ai, không phân biệt được bản thân và thế giới xung quanh… bước vào hành trình “tìm lại ước mơ” cho chính mình.

Được phát động vào năm 2013, dự án Con đường tơ lụa mới bao gồm khía cạnh nông nghiệp cho phép đẩy nhanh chiến lược an ninh lương thực của Trung Quốc.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất