, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 30/05/2023, 08:55

Chắp cánh ước mơ cho những thiên thần lỡ nhịp

M.T
Theo học ngành Tâm lý giáo dục, từ thời sinh viên, Nguyễn Thị Thu Huyền đã nhận thấy rằng con đường này sẽ rất khó khăn trong tương lai. Cho đến khi ra trường, cô vẫn không dám hoạt động trong lĩnh vực thuộc chuyên ngành mình đã theo học, và lựa chọn một công việc khác.

Thế nhưng, bằng sự tình cờ, một người bạn đang làm việc trong lĩnh vực “Can thiệp, trị liệu cho trẻ rối loạn phát triển” đã chia sẻ và gây ra nhiều sự tò mò cho Thu Huyền. Qua đó, Thu Huyền quyết định sẽ quay trở lại với chuyên ngành mà mình đã từng được học, để tìm ra những câu trả lời cho những thắc mắc mà cô hiện có đối với tâm lý trẻ em, thông qua công việc giảng dạy tại trung tâm của người bạn đó.

Trong 3 năm làm việc, Thu Huyền nhận thấy những khó khăn cốt lõi của trẻ tự kỷ là ngôn ngữ và giao tiếp, do vậy, cô đã nỗ lực tìm hiểu những kiến thức về vấn đề này bằng việc theo học lớp chuyên ngành Âm ngữ trị liệu tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Thu Huyền còn may mắn nhận được học bổng của toàn khóa học.

Suốt quá trình học tập, Thu Huyền được quan sát các thầy cô nhiệt tình hỗ trợ các trẻ tự kỷ hòa nhập, giúp các em phát triển rất tốt. Đây được xem là bước đầu hành trình giúp đỡ những trẻ em tự kỷ của Thu Huyền, cũng như hình thành ngọn lửa khởi nghiệp trong cô gái trẻ lúc ấy. Huyền suy nghĩ: “Hay là mình phải làm gì đó theo cái cách mà mình đã được đào tạo, mình đã được hỗ trợ?”. Kết quả, Trung Tâm Âm Ngữ Trị Liệu An Bình - Bình Dương được ra đời.

Thu Huyền hỗ trợ các trẻ tự kỷ hòa nhập.

Sau quá trình định hình và phát triển, giờ đây, Thu Huyền đã trở thành Giám đốc của Trung tâm Âm ngữ trị liệu An Bình, với 2 cơ sở ở Bình Dương. Hiện tại, trung tâm đang hỗ trợ theo phương pháp Âm ngữ trị liệu cho hơn 120 trẻ tự kỷ, theo hình thức bán trú và theo giờ. 

Nói rõ hơn về Âm ngữ trị liệu, đây là một chuyên ngành thuộc chuyên khoa Phục hồi chức năng, thuộc lĩnh vực y khoa. Vai trò của người làm ngành này sẽ phải phòng ngừa, hỗ trợ, đánh giá, lượng giá, chẩn đoán, xây dựng và can thiệp cho trẻ có các vấn đề khó khăn về lời nói, ngôn ngữ, giao tiếp xã hội, nhận thức...

Từ đây, Trung tâm Âm ngữ trị liệu An Bình hình thành nên một phương pháp đặc biệt khi kết hợp giữa tâm lý và âm ngữ. Trung tâm áp dụng những quy luật trong tâm lý học để giảng dạy. Song song đó, áp dụng phương pháp AAC - Hệ thống giao tiếp tăng cường và thay thế, dùng những công cụ trực quan, trẻ sẽ vừa được nghe vừa được nhìn thấy, sờ và chạm những đồ vật từ đó tiếp nhận thông tin, hình thành nhận thức và kích thích sự phát triển trí tuệ.​

Thu Huyền hỗ trợ các trẻ tự kỷ hòa nhập.

Việc chăm sóc những trẻ bị tự kỷ và rối loạn phát triển là một điều rất khó, cần phải có kiến thức. Do đó, Trung Tâm không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ, giảng dạy các em mà còn trau dồi thêm những kỹ năng cho phụ huynh để họ có thể chăm sóc con ngay tại nhà, phối hợp song phương cùng trung tâm. Điều này được thực hiện qua các lớp học trực tiếp và trực tuyến từ các chuyên gia, tạo sự tiện lợi cho các phụ huynh tham gia để có thể chăm sóc con cái tốt hơn.

Đồng thời, Trung tâm cũng chủ động trong việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn, vì đây là một lĩnh vực giảng dạy đặc biệt nên cần những giáo viên có nền tảng chuyên môn cao, mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc chăm sóc, can thiệp đa ngành cho trẻ tự kỷ. “Dạy học đã khó, dạy trẻ đặc biệt lại còn khó hơn. Mỗi một giáo viên khi vào Trung tâm cần phải trải qua quá trình đào tạo thì mới có thể giúp cho trẻ cảm thấy an toàn” - Thu Huyền chia sẻ.

Với Thu Huyền, thành công lớn nhất của cô là đã chọn đúng ngành nghề. “Bản thân mình cảm thấy rất yêu công việc này và sẽ gắn bó với nó mãi mãi” - Thu Huyền tâm sự. Cô cũng cho biết, từ khi thành lập cho đến nay, Trung tâm đã hỗ trợ cho khoảng 50 trẻ đi học hòa nhập. Mỗi năm trung bình có 5 - 7 trẻ đi học hòa nhập. Sự tiến bộ của các em, sự tin tưởng của phụ huynh chính là nguồn động lực vô cùng to lớn đối với Thu Huyền.

Hỗ trợ trẻ bị tự kỷ và rối loạn phát triển là công việc ý nghĩa và cần được nhân rộng, đó cũng là định hướng của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền trong tương lai. Thu Huyền cho biết bản thân mình sẽ không ngừng học tập để nâng cao, trau dồi chuyên môn, đồng thời, tập trung phát triển đội ngũ nhân sự thông qua việc cử các thầy cô tham gia các khóa đào tạo, mời chuyên gia hỗ trợ giáo viên, phụ huynh… Từ đó, tạo nền tảng để đưa ​Trung Tâm Âm Ngữ Trị Liệu An Bình ngày một phát triển hơn, giúp đỡ nhiều trẻ em tự kỷ để các bé có thể hòa nhập và trở thành công dân có ích cho xã hội, xứng đáng với sứ mệnh "chắp cánh ước mơ cho những thiên thần lỡ nhịp".

Tags

Bình luận

Xem nhiều



Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.


Căn bệnh virus sưng chồi ca cao (CSSVD) do loại rệp sáp gây ra đang tàn phá những rừng cây ca cao ở Tây Phi và có khả năng khiến nguồn cung chocolate toàn cầu gặp nguy hiểm.
Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất