, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 13/08/2022, 16:00

Châu Phi chỉ nhận được 12% vốn tài chính cần thiết để thích ứng với biến đổi khí hậu

LÊ KIÊN
(Reuters)
Một báo cáo hôm 11/8 cho biết, châu Phi chỉ nhận được 12% vốn tài chính cần thiết để quản lý tác động của biến đổi khí hậu, điều này đang gây áp lực lên các quốc gia giàu có phải làm nhiều hơn nữa trước các cuộc đàm phán về khí hậu toàn cầu vào tháng 11 tới đây.
Nhà khoa học Chris Shitote thuộc Mạng lưới Hệ thống Cảnh báo sớm Nạn đói ở Châu Phi (FEWS NET) kiểm tra một hố nước khô ở hạt Kilifi, Kenya. (Ảnh tư liệu: Reuters/Baz Ratner)

Theo báo cáo của Tổ chức Sáng kiến Chính sách Khí hậu (CPI), cần khoảng 250 tỷ USD hàng năm để giúp các nước châu Phi chuyển sang các công nghệ xanh hơn và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, tuy nhiên nguồn tài trợ vào năm 2020 chỉ là 29,5 tỷ USD.

Các quốc gia giàu có đã phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng do không đáp ứng cam kết cung cấp 100 tỷ USD hàng năm để giúp các nước nghèo hơn và vấn đề này có thể sẽ trở thành trọng tâm trong các cuộc thảo luận tại cuộc đàm phán về khí hậu COP27 ở Ai Cập vào tháng 11 tới đây.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, châu Phi chiếm khoảng 1/5 dân số thế giới nhưng tạo ra ít hơn 3% lượng khí thải carbon dioxide.

Một công nhân kiểm tra pin mặt trời trên sân thượng của một khách sạn ở thị trấn nghỉ mát Sharm el-Sheikh, người đầu tiên vận hành nhà máy sử dụng năng lượng mặt trời trong nỗ lực chuyển sang năng lượng sạch khi thành phố chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh COP27 sắp tới vào tháng 11, ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập. (Ảnh: Reuters/Mohamed Abd El Ghany)

Báo cáo CPI cho biết: “Việc khai thác các cơ hội đầu tư vào khí hậu ở châu Phi sẽ đòi hỏi sự đổi mới trong cấu trúc tài chính và triển khai chiến lược vốn đầu tư công sang đầu tư tư nhân ở các mức độ khác nhau".

Điều này cho thấy sự thiếu hụt các kỹ năng, cơ sở hạ tầng, dữ liệu và độ sâu của thị trường tài chính, các vấn đề quản trị và rủi ro tiền tệ đã kìm hãm đầu tư vào khí hậu ở các mức độ khác nhau tại các nước châu Phi.

Báo cáo cũng cho biết, nhiều rào cản nhất là ở các nước Trung Phi, nơi cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận tín dụng còn thiếu, có nhiều rủi ro về các vấn đề chính trị và quy định cản trở đầu tư.

"Mặc dù những rào cản này là có thật, nhưng nhận thức về rủi ro liên quan đến các khoản đầu tư vào lục địa Châu Phi thường trở nên trầm trọng hơn do sự hiểu biết hạn chế về bối cảnh quốc gia của các nhà đầu tư tư nhân. Cuối cùng họ có thể hướng vốn của mình sang các thị trường khác được coi là an toàn hơn, do đó đã bỏ lỡ các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời" – báo cáo nhấn mạnh.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.
Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất