, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 28/08/2019, 08:46

Châu Thành A: Huyện nông thôn mới đầu tiên của Hậu Giang

PHAN THỊ ANH THƯ

Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Công Duy - Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang - tự hào cho biết: “Chúng tôi đang bứt phá về đích và sẽ ra mắt huyện Nông thôn mới (NTM) đầu tiên của tỉnh Hậu Giang vào tháng 9 năm nay, sớm so với kế hoạch dự kiến là vào năm 2020”.

Theo ông Nguyễn Công Duy, hiện nay 6/6 xã của huyện đã đạt chuẩn xã NTM; 1/4 thị trấn đạt chuẩn Văn minh đô thị (VMĐT), 3 thị trấn còn lại là Cái Tắc, Rạch Gòi, Bảy Ngàn sẽ làm lễ công nhận đạt chuẩn VMĐT vào đầu tháng 6/2019. Chỉ tóm gọn vài con số, nhưng đó là cả quá trình đồng tâm hợp lực của lãnh đạo từ huyện đến cơ sở cùng với sự nhận thức đúng đắn dẫn đến đồng thuận cao của người dân vùng nông thôn còn lắm khó khăn như Châu Thành A.

Là huyện được chia tách từ huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ, từ năm 2001 Châu Thành A thuộc địa giới tỉnh Hậu Giang. Khó khăn lớn nhất lúc mới thành lập huyện là cơ sở hạ tầng rất thấp kém, các tuyến giao thông đường bộ xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống đê bao thủy lợi không đảm bảo. Thêm vào đó, tập quán canh tác của người dân còn manh mún, nhỏ lẻ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi không được thay đổi kịp thời, đội ngũ cán bộ cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của một huyện vùng sâu.

Đường về Châu Thành A hôm nay.
Đường về Châu Thành A hôm nay.

 

Có dịp đến thị trấn Rạch Gòi (huyện Châu Thành A), khách sẽ chứng kiến tận mắt những con đường giao thông nông thôn to, rộng, khang trang với chiều ngang 4m - 5m, từ thị trấn tỏa đi các ấp đều có thể lưu thông bằng xe 4 bánh rất dễ dàng. Hệ thống giao thông này vừa làm đẹp cảnh quan, vừa là điểm tựa phát triển kinh tế, thuận lợi trong giao thương sản phẩm nông nghiệp và nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân nơi đây.

Không để cái khó bó cái khôn, cả huyện đồng lòng vào cuộc với quyết tâm rất cao và đầy trách nhiệm. Đột phá đầu tiên của Châu Thành A là cơ cấu lại cây trồng vật nuôi mang tính tập thể với những loại nông sản phù hợp thổ nhưỡng và tập quán canh tác của địa phương, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của thương trường trong và ngoài nước. 

Từ suy nghĩ đó, huyện đã liên kết chặt chẽ với các khoa của Trường Đại học Cần Thơ để xây dựng nhiều mô hình kinh tế rất hiệu quả như trồng xoài cát Hòa Lộc, nhãn IDO, cam sành, vú sữa Lò Rèn, chanh không hạt; nuôi cá, ba ba; trồng sen, rau nhúc, rau màu trên đất ruộng… Các mô hình đa năng đã phát huy hiệu quả mang lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ dân. “Nhờ áp dụng mô hình nuôi ba ba giống kết hợp trồng mãng cầu xiêm, mỗi năm gia đình tôi lãi gần 1 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với trồng lúa trước đây”. - Ông Thái Hoàng Tám, ngụ xã Trường Long A vui vẻ cho biết.

Song song đó, Châu Thành A còn rất tập trung vào công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Mỗi năm hàng ngàn lao động được đào tạo tại chỗ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các khu công nghiệp lớn đóng trên địa bàn. Cách làm này góp phần giảm nghèo khá căn cơ, bền vững cho người lao động. Bình quân mỗi lao động có thu nhập từ 4 đến 7 triệu đồng/tháng. Đến thời điểm này, thu nhập bình quân đầu người ở Châu Thành A đã vượt qua con số 45 triệu đồng/năm - một con số đầy sức thuyết phục.

Tận dụng lợi thế của một huyện có nhiều quốc lộ, tỉnh lộ đi qua như QL61 C, QL 61, đường tỉnh 932, đường tỉnh Bốn Tổng – Một Ngàn... Châu Thành A cũng rất thành công khi phát triển kinh tế gắn với du lịch. Huyện phát huy rất hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái miệt vườn gắn với loại hình đờn ca tài tử. Ngoài công viên du lịch tại xã Tân Phú Thạnh có tầm vóc quốc tế, các xã, thị trấn còn lại đều có nhiều điểm tham quan du lịch khá lý tưởng.

Hiện nay, Châu Thành A có nhiều bệnh viện tư nhân quy mô lớn như bệnh viện Đại học Võ Trường Toản, bệnh viện Số 10... góp phần chăm sóc tốt sức khỏe người dân. Ngoài ra, huyện còn có 1 trường đại học, 1 trường Phổ thông Dân tộc Nội trú và nhiều trường đạt chuẩn cấp quốc gia đóng trên địa bàn.

Đường về Châu Thành A hôm nay.
Khu du lịch xã Tân Phú Thạnh.

Huyện vùng sâu một thời gian khổ thật tự hào đã làm nên cuộc bứt phá ngoạn mục để về đích huyện NTM. Nhìn lại những nỗ lực của lãnh đạo cũng như người dân Châu Thành A, ông Nguyễn Công Duy đúc kết: “Đó là sự đồng thuận cao của người dân khi đã hiểu, đã thông; sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị các cấp; sự chi viện rất kịp thời của các cơ quan trung ương, tỉnh trong quá trình xây dựng.

Có thể nói chúng tôi đã xây dựng được một lộ trình khoa học, bài bản phù hợp sức đóng góp của nhân dân. Ngoài ra, phải kể đến sự hỗ trợ rất lớn từ các doanh nghiệp, các mạnh thường quân trong và ngoài huyện; sự ủng hộ rất nhiệt tình từ các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc... Tất cả đã tạo nên sức mạnh to lớn để chúng tôi về đích sớm hơn dự kiến”.

 

Bà Tiêu Thị Tú (78 tuổi, ngụ ấp Láng Hầm, thị trấn Rạch Gòi) cười rất tươi khi kể: “Hồi trước đi đâu cũng bằng ghe xuồng vì đâu có đường sá gì đâu. Bà con có lúa thóc, trái cây gì thì cũng không vận chuyển ra ngoài lộ lớn được, bị thương lái vô đây ép giá hoài. Bây giờ đường sá cầu cống “bự chà bá”, đi thoải mái luôn!

 

Không chỉ người dân thị trấn Rạch Gòi mà các hộ dân sinh sống tại các xã, thị trấn khác của huyện cũng có được niềm vui không kém, bởi toàn bộ các tuyến đường giao thông nông thôn đã được nhựa hóa hoặc tráng bê tông rất sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu đi lại của các loại xe 4 bánh trở lên.

 

 

 

Widget 'Chân trang - Nông thôn mới'

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Nền thẩm mỹ bản địa đã mách bảo kiến trúc sư tặng một “link” bay bổng cho chủ nhà, mà nhìn qua, chỉ còn cách thốt lên hai chữ bồng bềnh.

Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất