, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 18/03/2022, 15:00

Chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm gần 70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi

THÙY DUNG
Sáng 18/03, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến: Bàn giải pháp thúc đẩy chăn nuôi lợn và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến (trái) và Cục trưởng Cục Chăn nuôi Dương Tất Thắng chủ trì Hội thảo.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, năm 2021, nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi của cả nước khoảng 33 triệu tấn, trong khi đó trong nước mới chỉ cung cấp được 13 triệu tấn (40%), phần lớn lượng nguyên liệu còn lại vẫn chủ yếu phụ thuộc nhập khẩu. Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới tăng mạnh đã tác động mạnh tới giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam. Hiện chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 65 - 70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi. Giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi chiếm tới 80 - 85% giá thành thức ăn chăn nuôi.

Cục Chăn nuôi cũng dự báo xung đột Nga - Ukraine sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khi Nga là quốc gia cung cấp nhiều loại ngũ cốc chính cho thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của thế giới.

So với cùng kỳ tháng 3/2021, giá nhiều loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tháng 3 đều tăng ở mức rất cao, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngũ cốc. Cụ thể, giá ngô hạt là 10.200 đồng/kg (tăng 29,3%), khô dầu đậu tương 16.500 đồng/kg (tăng 33,4%), bã ngô 10.300 đồng/kg (tăng 23,1%) và lúa mì 9.850 đồng/kg (tăng 49,5%).

Theo ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, để nâng cao năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước, cần chuyển đổi một phần diện tích đất trồng trọt hiệu quả thấp sang trồng cây thức ăn chăn nuôi như ngô, sắn…. Đồng thời, phát triển sản xuất protein từ côn trùng như ruồi lính đen… để thay thế một phần nguyên liệu giàu đạm nhập khẩu. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các nguyên liệu trong nước như chế phẩm probiotic, enzym, thảo dược, các loại khoáng đa lượng, khoáng vi lượng…

Ông Tống Xuân Chinh cũng cho rằng, để hỗ trợ ngành chăn nuôi phát triển ở nước ta thì cần từng bước điều chỉnh cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng chăn nuôi gia súc ăn cỏ, giảm chăn nuôi lợn, gia cầm. Mặt khác, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ việc tận dụng các loại phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản để sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi. Khuyến khích doanh nghiệp và người chăn nuôi áp dụng khoa học - công nghệ, xây dựng công thức khẩu phần thức ăn có nguyên liệu trong nước để giảm giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 65 - 70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn đang được xây dựng sẽ hướng đến giải quyết vấn đề thức ăn chăn nuôi theo từng vùng, miền gắn với các cơ sở chăn nuôi. Như vậy, cần phải cơ cấu lại chuỗi sản xuất từ giống, thức ăn chăn nuôi, vùng nuôi, logistics, nhà máy chế biến thực phẩm… 

Thứ trưởng cũng lưu ý các địa phương khi cho phép xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cần tính đến việc phù hợp với vùng chăn nuôi, chế biến thực phẩm… để giảm áp lực về logistics.

Trong thời điểm này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các doanh nghiệp đã nhập khẩu nguyên liệu từ sớm thì chưa vội tăng giá trong thời điểm này để hỗ trợ phần nào người chăn nuôi cũng như hỗ trợ ngành chăn nuôi phát triển.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2
Nổi bật
Được quan tâm





Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất