, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 17/08/2022, 10:00

Chim cánh cụt châu Phi có nguy cơ tuyệt chủng do tiếng ồn tàu thuyền

LÊ KIÊN
(Reuters)
Một nghiên cứu khoa học mới đây cho biết, loài chim cánh cụt ở châu Phi vốn đã có nguy cơ bị tuyệt chủng hiện đang bị xua đuổi khỏi môi trường sống tự nhiên ngoài khơi bờ biển phía đông Nam Phi do tiếng ồn từ các con tàu tiếp nhiên liệu trên biển.
Chim cánh cụt châu Phi có nguy cơ tuyệt chủng do tiếng ồn trên Vịnh Angola. (Ảnh tư liệu: Reuters/Sumaya Hisham)

Nằm trong một tuyến đường vận chuyển đông đúc dọc theo bờ biển phía đông của Nam Phi, Vịnh Algoa có nhiều sinh vật biển, trong đó đặc biệt kể đến như chim cánh cụt. 

Chim cánh cụt châu Phi trên đảo St Croix thuộc Vịnh Algoa từng là đàn chim sinh sản lớn nhất thế giới. Hiện nay, số lượng của chúng đã giảm mạnh kể từ khi Nam Phi bắt đầu cho phép các tàu trong khu vực tiếp nhiên liệu trên biển. 

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mức độ tiếng ồn tăng cao ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm và bắt mồi, giao tiếp hoặc điều hướng đúng cách của động vật biển.

Bà Lorien Pichegru - quyền Giám đốc Viện Nghiên cứu Bờ biển và Hải dương thuộc Đại học Nelson Mandela cho biết: “Chúng tôi nhận thấy mức độ tiếng ồn vốn đã cao nay lại tăng cao gấp đôi. Năm nay, chúng tôi ghi nhận khoảng 1.200 cặp sinh sản tại đảo St Croix, giảm so với 8.500 cặp vào năm 2016, có số này giảm gần 85% kể từ khi Nam Phi bắt đầu cho phép tàu tiếp nhiên liệu trên biển. Chúng tôi đang thống kê những con chim bị chết hàng tháng trên bãi biển của vịnh.” 

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí “Science of the Total Environment” vào ngày 10/8 trước đó cũng có kết quả tương tự. Đây là nghiên cứu đầu tiên phát hiện ra tác động của ô nhiễm tiếng ồn giao thông hàng hải đối với loài chim biển và hậu quả của các hoạt động tiếp nhiên liệu ngoài khơi đối với mức độ tiếng ồn dưới nước.

“Hoạt động tiếp nhiên liệu trên biển không trực tiếp giết chết tất cả chim cánh cụt, nó chỉ là thứ khiến toàn bộ hệ sinh thái sụp đổ và sau đó những con chim cánh cụt không thể đối phó với điều đó” - Bà Pichegru nhấn mạnh.

Cơ quan An toàn Hàng hải Nam Phi (SAMSA) năm 2016 đã trao giấy phép vận hành việc tiếp nhiên liệu ngoài khơi đầu tiên cho công ty Aegean Marine trong một cuộc đấu thầu kín gây tranh cãi, sau đó trao 2 giấy phép tiếp theo cho SA Marine Fuels và Heron Marine lần lượt vào các năm 2018 và 2019.

Trong năm 2019, người ta đã phát hiện thấy có rất nhiều chim cánh cụt ở Vịnh Algoa bị dính dầu mỡ do sự cố tràn dầu của các tàu tiếp nhiên liệu. Các nhà bảo tồn sau đó đã kêu gọi sớm cấm hoạt động tiếp nhiên liệu trên biển trong khu vực vùng vịnh này. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Với ưu điểm chịu hạn, dễ chăm sóc, đặc biệt giá trị tăng cao gấp nhiều lần cây lúa, cây mè được nông dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp canh tác như một giải pháp chống hạn trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất