, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 29/12/2022, 16:48

Chợ tự phát vẫn gây khó cho công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

TUẤN ANH
Khuya ngày 28 - sáng ngày 29/12, đoàn kiểm tra của Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đã đến khảo sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2023 tại các chợ đầu mối và truyền thống trên địa bàn TP.HCM. Đoàn kiểm tra do PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TP.HCM làm trưởng đoàn.
Một góc Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức.

23h tối 28/12, đoàn đã đến kiểm tra tại Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP Thủ Đức, TP.HCM). Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức có 3 nhà lồng chợ với 1.424 ô vựa, chủ yếu kinh doanh rau, trái cây, hoa tươi và các ngành khác.

Ông Nguyễn Tấn Quang Vinh - Giám đốc Kinh doanh Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được đơn vị đặc biệt quan tâm vì đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, nhiều điểm kinh doanh tại chợ đã được cải tạo, nâng cấp, đồng thời xây dựng nhãn hiệu sản phẩm và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo đúng quy định.

“Các tiểu thương tại chợ đã ký cam kết không sử dụng hóa chất, chất phụ gia, chất tẩy trắng, chất bảo quản gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng” - ông Vinh chia sẻ - “nếu vi phạm, chúng tôi sẽ có biện pháp chế tài, thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn”.

Các tiểu thương cam kết thực hiện các biện pháp đảm bảo ATVSTP.

Từ 1/1/2019, Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức không cho phép tổ chức sơ chế trong khuôn viên chợ, đặc biệt là đối với những mặt hàng có lượng rác thải lớn như cải sú, cải sậy, cải thảo, cà rốt, củ cải trắng… Điều này đã giúp giảm 40% lượng rác thải trong khuôn viên chợ. 

Tuy nhiên, Ban quản lý Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý hàng hóa từ các tỉnh, thành khác đưa về do khối lượng hàng hóa lớn nhưng nhiều tiểu thương chưa có thói quen làm sổ ghi chép nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Ước tính mỗi ngày có khoảng trên 2.500 tấn rau, trái cây và hoa tươi nhập chợ.

Lượng rau, củ, quả liên tục được xe trung chuyển đưa vào chợ. 

Ngoài ra, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, kinh doạnh chợ tự phát bên ngoài khuôn viên chợ cũng gây những bất ổn về an ninh, trật tự, ATVSTP và xung đột với quyền lợi của các tiểu thương hoạt động có quy củ, có đóng thuế trong khuôn viên chợ.

Đây cũng là điều mà Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (huyện Hóc Môn, TP.HCM) gặp phải. Đại diện Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn kiến nghị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương giải quyết triệt để hơn việc kinh doanh không đúng quy định để mang lại công bằng cho tiểu thương.

Ông Lê Văn Tiển - Phó Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn cho biết, riêng trong khuôn viên chợ, các tiểu thương đều thực hiện tốt quy định của Ban quản lý đưa ra và đáp ứng tốt các yêu cầu về đảm bảo ATVSTP.

Ví dụ, thịt lợn nhập chợ phải là thịt lợn tươi, được đeo vòng nhận diện, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được thú y kiểm tra và phải được Đội 9 (BQL ATTP TP.HCM), Ban quản lý Chợ kiểm tra trước khi vào chợ. Tất cả các xe chở thịt, cơ sở vật chất quầy sạp, dụng cụ… được vệ sinh, tiêu độc khử trùng hàng ngày.

Ban quản lý cho biết, Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn là điểm cung cấp, phân phối hàng hóa lớn của TP.HCM với sản lượng đạt khoảng 2.320 tấn/ngày - đêm. Trong đó, rau củ chiếm khoảng 1.625 tấn, thịt lợn khoảng 335 tấn, trái cây khoảng 360 tấn. Do đó, nếu kiểm soát tốt sẽ góp phần nâng cao công tác đảm bảo ATVSTP trên địa bàn. 

Công tác kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thịt lợn được tiến hành nghiêm ngặt. 

Sau khi làm việc với 2 chợ đầu mối Thủ Đức và Hóc Môn, đoàn đã đến chợ truyền thống An Nhơn (quận Gò Vấp) và chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) kiểm tra ngẫu nhiên các tiểu thương kinh doanh thịt, hải sản, bánh kẹo về chứng minh nguồn gốc xuất xứ và những giấy tờ liên quan.

Qua đợt kiểm tra, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan cho biết hầu hết các cơ sở đều chủ động, tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo ATVSTP, có nhiều cải tiến về công tác quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, tất cả đều gặp một khó khăn chung, đó là tình trạng buôn bán tự phát quanh các chợ đầu mối, truyền thống chưa được kiểm soát. Ban Quản lý ATTP TP.HCM sẽ làm đầu mối để kiến nghị với lãnh đạo TP.HCM đưa ra phương án giải quyết tình trạng này.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, trước và sau Tết Nguyên đán 2023, Ban Quản lý ATTP TP.HCM công tác kiểm tra ATTP sẽ được tăng cường, tập trung vào khâu sản xuất, đặc biệt là các kho lạnh lưu trữ nguyên liệu để chế biến thực phẩm sử dụng trong Tết và khâu phân phối tại các hệ thống chợ, siêu thị.

Hoạt động mua bán tại chợ đầu mối.

“Người dân cần tỉnh táo trong việc lựa chọn thực phẩm, nên mua ở những cơ sở uy tín, lâu năm, không nên lựa chọn các mặt hàng trôi nổi trên thị trường. Bên cạnh đó, những đơn vị sản xuất, phân phối, tiêu thụ phải làm thật, làm đúng, không chạy theo lợi nhuận để lừa dối người tiêu dùng” - bà Phạm Khánh Phong Lan nhấn mạnh.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất