, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 01/10/2019, 11:19

Chông chênh nghề đáy hàng khơi

LÊ ĐẠI ANH KIỆT
1
(1)

Đáy hàng khơi là nghề đánh bắt cá có truyền thống lâu đời ở vùng biển phía Nam nước ta. Hiện nay nghề này chỉ còn tồn tại ở một số vùng như xã Đông Hải huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh và các xã Tân Ân, xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau.

Đóng đáy hàng khơi là đỉnh cao của kỹ thuật đánh bắt cá trên mặt biển ngoài khơi xa bờ hàng chục cây số, ở những vùng nước sâu.

Trong nghề này, ngư dân giàu kinh nghiệm sẽ tìm những luồng lạch của thủy triều có nhiều tôm cá di chuyển theo từng mùa để đóng đáy. Đáy là tấm lưới hình phễu miệng rộng hơn 1m và sâu 8m, lưng đáy thắt lại như ống dài. Thường mỗi hàng đáy có từ 12 đến 14 miệng đáy liên tục với nhau (1).

Chịu lực cho dãy đáy chống chọi với sóng, gió biển là các trụ gỗ và hệ thống dây chằng. Vì ở vùng biển sâu nên các trụ gỗ không cắm vào lòng biển mà giữ thăng bằng và chịu lực hoàn toàn nhờ hệ thống dây (2). Trên cây trụ chính cao gần 20m bố trí ở giữa hàng đáy có thêm một cái chòi chỉ hơn 1m², đây chính là nơi ăn ở, sinh hoạt của người canh đáy (3).

(2)
(2)

 

(3)
(3)

Nghề canh đáy vô cùng gian nan và mạo hiểm, những người theo nghề này đa số đều khởi nhiệp từ rất trẻ. Thạch Quyên, “người nhện” đã có 18 năm đu dây trên hàng đáy cho biết anh theo nghề từ năm 13 tuổi (4), thường xuyên đơn độc giữa trùng khơi mỗi tháng vài tuần lễ, giờ giấc thả đáy, kéo đáy không cố định mà lệ thuộc theo con nước bất kể ngày đêm. Mọi sự liên hệ với đất liền, chỉ trông chờ vào chiếc ghe tiếp tế và chuyển cá (5).

(4)
(4)

 

(5)
(5)

Người theo nghề canh đáy luôn phải đi trên cây đòn chênh vênh (6), đu mình trên dây (7) hoặc leo trên những cây cột cao chót vót như diễn xiếc (8).

(6)
(6)

 

(7)
(7)

Bàn tay và chân họ thường xuyên phải bấu vào dây nên bị chai cứng và co quắp lại, mỗi lần về đất liền phải ngâm nước nóng nhiều ngày mới trở lại bình thường.

(8)
(8)

Widget 'Chân trang - Nông thôn mới'

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước . Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Thnam Chmay diễn ra từ 13-16/4.
Được quan tâm



So với thời điểm cuối năm 2023, giá gạo xuất khẩu 5% tấm giảm gần 75 USD/tấn (tương đương gần 1,9 triệu đồng/tấn), gạo 25% tấm giảm tới 84 USD/tấn.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất