, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 11/10/2021, 17:00

Chủ động nguồn cung thực phẩm đến cuối

ANH QUANG
(nhandan.vn)
Theo đại diện Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía bắc trong điều kiện dịch Covid-19 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất gia cầm giống và sản xuất trứng đang trong tình trạng thiếu vốn để kinh doanh.
Chăm sóc đàn bò sữa tại trang trại của Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La). Ảnh: MINH PHÚC

Lượng vốn ước tính hiện nay của tất cả các DN chăn nuôi gia cầm cần khoảng hàng trăm tỷ đồng để đáo nợ và duy trì sản xuất. Giám đốc Công ty TNHH San Hà Phạm Thị Ngọc Hà chia sẻ, giá TĂCN không ngừng tăng giá, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển của DN. Chúng tôi đang có chuỗi liên kết với đối tác nước ngoài về chăn nuôi nhưng nhiều đơn vị đã không ký kết hợp tác cho năm 2022 vì năm 2021 đang gặp khó khăn chồng chất. Có ý kiến cho rằng, nếu dịch Covid-19 được khống chế vào cuối quý IV năm 2021 thì chăn nuôi vẫn sẽ tiếp tục gặp khó, do nhiều cơ sở chăn nuôi phải hoạt động cầm chừng, hộ chăn nuôi không dám tăng đàn, nguồn cung thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 có thể thiếu hụt.

Căn cứ tình hình sản xuất từ nay đến cuối năm, nhu cầu của tiêu dùng cân đối giữa các vùng, ngày 8/10, Cục Chăn nuôi dự báo: Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng miền núi trung du có thể thiếu gần 700 nghìn tấn sữa; vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung thiếu hơn 91 nghìn tấn thịt các loại, thiếu gần 0,19 tỷ quả trứng và 160 nghìn tấn sữa; vùng Đông Nam Bộ thiếu hơn 71 nghìn tấn thịt; vùng đồng bằng sông Cửu Long thiếu 268 nghìn tấn sữa và 52 nghìn tấn thịt...

Theo các chuyên gia, để gỡ những “nút thắt” này, bảo đảm sản xuất ổn định, có đủ nguồn cung cho thị trường trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến khó lường, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong sản xuất, chế biến, lưu thông SPCN. Các tỉnh, thành phố nên thống nhất chỉ đạo để song song với việc bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19 thì phải lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất, tránh đứt gãy các chuỗi sản xuất - lưu thông - tiêu dùng, chủ động được nguồn cung trong thời gian tới.

Xây dựng cơ chế mở cửa hoạt động xã hội đối với những người dân đã được tiêm đủ 1 mũi và 2 mũi vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19 ở các tỉnh, thành phố để có lao động duy trì sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa. Các lái xe và người trên xe sau khi đã được tiêm phòng 2 mũi vắc-xin thì có thể miễn xét nghiệm hoặc kéo dài thời gian xét nghiệm 1 tháng/lần, để giảm chi phí vận chuyển và tạo điều kiện cho lưu thông.

Các địa phương rà soát lại việc thực hiện “Ba tại chỗ” để phù hợp thực tiễn từng loại hình DN; có các quy định thích ứng đối với các cơ sở giết mổ và chế biến khó thực hiện “Ba tại chỗ” có thể định kỳ test nhanh người lao động trực tiếp làm việc. Xem xét gói hỗ trợ để khôi phục sản xuất đối với nông dân trực tiếp sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19 đối với các địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Bộ NN và PTNT nên phối hợp Bộ Tài chính xem xét giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số nguyên liệu và TĂCN.

Cụ thể, giảm thuế suất nhập khẩu ngô hạt từ 5% xuống 3%, lúa mì từ 3% xuống 0% nhằm giảm giá TĂCN trong nước. Tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước, phụ phẩm trong nông nghiệp để hạ giá thành sản phẩm. Cùng với đó, nên nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thực hành chăn nuôi tốt trên các đối tượng vật nuôi. Tiếp tục khôi phục, tăng đàn lợn; ổn định phát triển đàn gia cầm, gia súc ăn cỏ và phát triển một số loại vật nuôi lợi thế trong điều kiện có dịch Covid-19 và sau dịch. Khẩn trương phát triển chăn nuôi để phục vụ tiêu dùng gia tăng trong những tháng cuối năm 2021 và nhất là nhu cầu tiêu thụ SPCN tăng từ 10 đến12% trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Xây dựng chuỗi sản xuất tuần hoàn, truy xuất được nguồn gốc và theo hướng hữu cơ để nâng giá trị gia tăng SPCN. Hướng dẫn các DN, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ chăn nuôi điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp điều kiện thời tiết, diễn biến dịch Covid-19 từ tình hình thực tế. Triển khai các phương thức thúc đẩy tiêu thụ SPCN như đa dạng hóa kênh phân phối, phát triển mạnh các sàn thương mại điện tử nhằm giảm áp lực kênh phân phối từ siêu thị, cửa hàng tiện ích. Trước mắt, trang bị thêm hệ thống xe bán hàng lưu động để giúp người dân tiêu thụ sản phẩm, đồng thời bảo đảm yêu cầu phòng dịch. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giới thiệu và tiêu thụ các SPCN có thương hiệu, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi. Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi hiệu quả.

Trao đổi thêm về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng đề nghị Bộ NN và PTNT có cơ chế để địa phương xây dựng chính sách đặc thù cho chăn nuôi trong tình hình mới: vừa phòng, chống dịch Covid-19 song vẫn phát triển sản xuất tốt. Theo Thứ trưởng NN và PTNT Phùng Đức Tiến, nếu triển khai đồng bộ những giải pháp được đúc rút từ thực tiễn thì chúng ta sẽ bảo đảm đủ nguồn cung thực phẩm cho thị trường trong những tháng cuối năm 2021 và các tháng đầu năm 2022.

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất