, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 23/04/2021, 12:03

Chuỗi cung ứng tuần hoàn

NHƯ HIỆP (Phó Giám đốc Tổ chức Chứng nhận NHO - QSCert)

So sánh giữa chuỗi cung ứng truyền thống và chuỗi cung ứng tuần hoàn ở các khía cạnh mục tiêu, cấu trúc quản lý, mô hình, quá trình vận hành và mô hình tiêu thụ sẽ thấy được khác biệt và lợi ích căn bản của chuỗi cung ứng khép kín. Vì vậy mà chuỗi cung ứng tuần hoàn (hay khép kín) cũng được xem là một trong những nhân tố đóng góp tích cực để phát triển mô hình KTTH.

Chuỗi cung ứng tuần hoàn quan tâm đến việc tạo ra, sử dụng, tái chế hoặc xử lý một loại sản phẩm nào đó theo cách tuần hoàn và chu trình khép kín này được lặp đi lặp lại trong mỗi ngành hoặc nhóm ngành hàng, từ các khâu như mua sắm vật tư, sản xuất phân phối và hoàn trả sản phẩm chưa sử dụng (đối với nguyên liệu, phụ liệu) hoặc phế liệu sau sử dụng (bao bì, chai lọ...) cho chu trình sản xuất một cách có chủ đích, hướng đến mục tiêu tái tạo nguyên liệu, giảm phát thải và phát triển bền vững. Hiểu một cách đơn giản là nhờ vào việc tái sử dụng nguyên liệu, phế liệu theo chu trình sản xuất khép kín mà chuỗi cung ứng tuần hoàn có thể mang lại cho các doanh nghiệp và nền kinh tế các giá trị về lợi nhuận, lợi ích môi trường và xã hội.

Về lợi nhuận, chuỗi cung ứng tuần hoàn tạo ra nguồn lực giá rẻ thông qua việc phục hồi vật liệu, phụ tùng và các sản phẩm thải hồi; giúp cho các nhà sản có cơ hội sản xuất sản phẩm rẻ hơn, lợi nhuận cao hơn (ví dụ như tái sử dụng vỏ chai trong ngành đồ uống; bao bì của ngành thực phẩm; tái sử dụng từ các bộ phận của ngành xe ô tô...).

Về lợi ích môi trường, việc thu hồi phụ liệu, phế và tái sử dụng phù hợp vừa có giúp làm giảm nhu cầu sử dụng các tài nguyên không thể tái tạo, nhiên liệu hoá thạch vừa tránh được việc chôn lấp, tiêu hủy làm ảnh hưởng tới môi trường.

Về xã hội, để vận hành được các công nghệ tái chế ở trình độ cao thì chuỗi cung ứng tuần hoàn phải sử dụng nguồn nhân lực có tay nghề, có trình độ vì vậy nhu cầu lao động có trình độ cao sẽ nhiều hơn lao động giản đơn làm việc ở các bãi chôn lấp rác.

Có thể khẳng định chuỗi cung ứng tuần hoàn phù hợp với rất nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh và ngành hàng, từ chế biến nông sản đến chế biến công nghiệp ở cả trình độ công nghệ thấp và công nghệ cao. Hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều địa phương khai thác gần như đến 100% giá trị của các nguồn nguyên liệu nông sản để tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng trong nhiều ngành hàng. Chẳng hạn từ nguồn nguyên liệu dừa của tỉnh Bến Tre, người ta đã sử dụng nước dừa để uống, sử dụng gáo dừa để làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cơm dừa để ép tinh dầu, vỏ trái dừa tươi được ủ compost phân hữu cơ. Từ sản phẩm sen, doanh nghiệp ở Đồng Nai tạo ra các sản phẩm củ sen sấy, trà tim sen, hạt sen sấy, trà lá sen...

Khi áp dụng mô hình này, không chỉ doanh nghiệp mà cả nền kinh tế có thể sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên và năng lượng ở các cấp độ doanh nghiệp, địa phương, khu vực và thế giới vận hành theo hướng bền vững. Hơn nữa, không làm mất đi vai trò tích cực của chuỗi cung ứng là truy xuất nguồn gốc và kiểm soát tốt các khâu nguyên liệu, sản xuất chế biến và tiêu thụ theo chuỗi; đảm bảo các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng hành xử có trách nhiệm và công bằng, đồng thời góp phần phát triển hạ tầng xã hội và nâng cao trách nhiệm xã hội không chỉ của cộng đồng doanh nghiệp mà cả nền kinh tế.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất