, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 21/12/2020, 14:34

Chuyện vần công trên cánh đồng tôm

TÂN THÀNH

Các địa phương thuộc vùng U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang trước đây bị ảnh hưởng phèn mặn, cộng với hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh nên sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả. Tuy nhiên, gần đây, nhờ chuyển dịch sang nuôi tôm mà người dân có thu nhập ổn định, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. Điều khá thú vị là tại những cánh đồng tôm này, tập quán “vần công”đã biến mất ở nhiều nơi lại được bà con sử dụng trở lại.

Người dân thu hoạch tôm theo cách
Người dân thu hoạch tôm theo cách "trả công lẫn nhau" ở vùng sâu huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang).

Chuyển dịch đúng hướng

Ông Nguyễn Văn Bình, ngụ xã Vĩnh Bình Bắc (huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) cho biết: “Vùng này bị nhiễm phèn nặng nên đa phần bà con trồng khóm, thu nhập không bao nhiêu. Từ năm 2010 trở đi, thực hiện chuyển đổi cây trồng vật nuôi, sau nhiều lần bàn bạc, chính quyền và người dân quyết định chọn nuôi tôm để đột phá. Ngành nông nghiệp hỗ trợ người dân về kỹ thuật, áp dụng nuôi luân phiên giữa tôm càng xanh với tôm sú và tôm thẻ, mỗi năm 3 vụ. Việc chuyển đổi thành công 2ha tôm đã giúp gia đình tôi có nhà cửa kiên cố, nuôi các con nên người…”. Kéo chúng tôi ra thăm ao tôm rộng hơn 2ha, ông Nguyễn Thế Kỷ, ngụ ấp Ba Đình (xã Vĩnh Bình Bắc) bộc bạch: “Chỉ sau hơn 5 tháng thả nuôi, 2ha tôm càng xanh tới ngày thu hoạch với trọng lượng từ 12- 15 con/kg, bán cho thương lái giá 145.000 đồng/kg; trừ chi phí còn lời hơn 80 triệu đồng. Trúng tôm mấy năm đã giúp gia đình tôi có điều kiện mua thêm đất mở rộng sản xuất lên hơn 5ha. Cuộc sống bây giờ ổn định hơn lúc trồng khóm rất nhiều”. Ông Võ Văn Tánh, canh tác 1,8ha tôm ở xã Vĩnh Bình Bắc cũng cho hay: “Thời tiết vụ này có phần bất lợi, nhưng nhờ chăm sóc chu đáo nên tôi vẫn thu hoạch được hơn tấn tôm. Giá tôm càng xanh bán sô 130.000 đồng/kg, tôm thẻ 90.000 đồng/kg, lời hơn 50 triệu đồng”. Con tôm thật sự đã mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân, nhờ vậy bà con có điều kiện chung tay cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới.

Vần công, chuyện cũ mà mới

Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Thuận - Võ Hoàng Nguyên chia sẻ: “Từ đầu năm đến nay người dân khắc phục khó khăn do hạn mặn để thả nuôi hơn 28.500ha tôm, đạt 100% kế hoạch. Phòng NN-PTNT và các xã đang phối hợp chặt để tăng cường sản xuất nhằm phát huy thế mạnh ở các vùng tôm, nhất là tôm càng xanh - một lợi thế của Vĩnh Thuận”. Cũng theo ông Nguyên, điểm nổi bật của phát triển con tôm là cùng với hiệu quả kinh tế, thì còn giúp nhiều gia đình thắt chặt tình làng nghĩa xóm thông qua việc “trả công lẫn nhau” trong thu hoạch tôm.

Ông Võ Văn Tánh (xã Vĩnh Bình Bắc) tâm sự: “Hôm gia đình tôi thu hoạch 1,8ha tôm, từ tờ mờ sáng đã có mấy chục người hàng xóm tới phụ kéo tôm. Thanh niên thì bơm nước, kéo tôm, gánh tôm từ ruộng vào nhà; những chú bác lớn tuổi thì xuống ruộng bắt tôm; chị em phụ nữ đảm nhận công đoạn phân loại tôm... Làm từ sáng sớm đến xế chiều mới xong, nhưng không ai nhận một đồng tiền công nào”. Nhà ông Lê Văn Rê, ấp Hiệp Hòa (xã Vĩnh Bình Bắc) cũng vừa thu hoạch hơn 1ha tôm mà không cần thuê mướn người nào. Có nhà đi cả 2 vợ chồng cùng đến giúp”. Ông Huỳnh Ngọc Nguyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận phân tích thêm, vài năm nay lao động ở nông thôn thiếu trầm trọng do làn sóng rời quê đi làm thuê trong các khu công nghiệp. Các nơi trồng mía, trồng lúa... luôn rơi vào cảnh thiếu nhân công khi tới vụ thu hoạch. Riêng vùng nuôi tôm xứ này vẫn duy trì được việc “trả công” trong thu hoạch tôm. Không ai nhận của ai một đồng nào, mà chỉ ăn bữa cơm chia vui mùa vụ.

Hình thức trao đổi ngày công cho nhau thường được áp dụng ở nông thôn miền Nam từ thời xa xưa và được gọi là “vần công”. Nhà văn Sơn Nam đã từng nhắc đến tập quán này trong các sách viết về thời khẩn hoang ở Nam bộ. Tuy nhiên ngày nay tập quán này không còn nhiều do nhiều hộ không còn lao động để trả công cho nhau. Việc “vần công” trên cánh đồng tôm do đó, tuy cũ mà mới. Và theo ông Huỳnh Ngọc Nguyên, nhờ việc trả công lẫn nhau mà cứ đến vụ thu hoạch tôm là cả xóm nhộn nhịp. Chính quyền cũng thuận lợi trong việc tuyên truyền chủ trương, vận động nông thôn mới. Đến nay, tất cả các xã của huyện Vĩnh Thuận đã về đích Nông thôn mới. Thành quả này có phần đóng góp quan trọng từ việc đột phá nuôi tôm...

Widget 'Chân trang - Nông thôn mới'

Bình luận

Xem nhiều




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất