, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 03/01/2022, 20:00

Cơ hội phát triển nông nghiệp xanh khi băng tan

TAM DIỆP
(tổng hợp)
Giáo sư Minik Rosing cùng các cộng sự tại Đại học Copenhagen đã phát triển một loại bùn giàu chất dinh dưỡng từ bột đá băng, có khả năng tăng sản lượng nông nghiệp và hấp thụ CO2.
Một trong những khu vực băng tan nhanh với tốc độ chóng mặt ở Greenland. Ảnh NASA

Theo Hãng tin Reuters, ông Minik Rosing, Chủ tịch Viện Nghiên cứu tiên tiến ở Đan Mạch (DIAS), đã chỉ ra một nghịch lý trên bờ biển gần thủ đô Nuuk của Greenland (vùng lãnh thổ tự trị của Đan Mạch). Đó là khi băng tan, một trong những hậu quả thảm khốc nhất của hiện tượng ấm lên toàn cầu, lại có thể là yếu tố giúp phát triển nông nghiệp xanh. 

Nhà địa chất học Rosing cho biết, mỗi năm ở Greenland có khoảng 1 tỉ tấn bột đá băng - lớp phù sa siêu mịn lắng đọng khi các sông băng tan chảy. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Copenhagen của Đan Mạch do Rosing dẫn đầu đã tạo ra một loại bùn giàu chất dinh dưỡng từ “vật liệu diệu kỳ” này, giúp tăng sản lượng nông nghiệp khi bón vào đất và hấp thụ hấp thụ CO2 từ không khí.

Nhóm các nhà khoa học tại hãng sản xuất bia đa quốc gia Carlsberg chỉ ra rằng việc bổ sung 25 tấn bột đá băng trên mỗi hecta đất nông nghiệp đã làm tăng 30% năng suất cây trồng trên các cánh đồng lúa mạch. Một nhóm chuyên gia khác tại Đại học Ghana thuộc thành phố Accra, Ghana cũng công nhận cánh đồng bắp của họ tăng 30% năng suất nhờ sử dụng bột đá băng để bù đắp tác động của mưa và nắng nóng ở vùng đất nông nghiệp cằn cỗi.

Những kết quả khả quan trên thu được nhờ các hạt phù sa này có thể được nghiền nát dễ dàng để tạo thành các hạt có kích thước nano, giúp cây trồng tiếp cận với nhiều chất dinh dưỡng hơn so với đất trồng trọt thông thường.

Đặc biệt, các chuyên gia ước tính 1 tấn bột đá băng có thể hấp thụ từ 250 - 300kg CO2 khi được bón trên các cánh đồng.

Là hòn đảo lớn nhất thế giới nằm trong vùng khí hậu Bắc cực, Greenland gắn với những dòng sông và dải băng khổng lồ. Giáo sư Rosing dự đoán số lượng lớn bột đá băng có sẵn trên các bờ biển Greenland sẽ là giải pháp thay thế bền vững cho phân bón trong công cuộc phát triển nông nghiệp xanh.

Rosing cùng cộng sự đang kêu gọi các nguồn đầu tư để có thể tiến hành thử nghiệm thực địa trên quy mô lớn ở Đan Mạch và Ghana trong ba năm tới. Nhóm cũng có kế hoạch thử nghiệm vật liệu này trên các loại đất khác ở Australia, Pháp, Ý và Mỹ.

Kết luận của một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature Communications số ra ngày 01/11 cho biết lượng nước băng tan của Greenland đã tăng 21% trong 4 thập kỷ qua. Các hình ảnh vệ tinh do Cơ quan Vũ trụ châu Âu cung cấp cho thấy dải băng đã mất 3.500 tỷ tấn băng kể từ năm 2011. Các nhà nghiên cứu còn nhận thấy hơn 30% lượng băng bị mất trong thập kỷ qua chỉ xảy ra trong hai mùa hè năm 2012 và năm 2019, vốn ghi nhận nhiệt độ cao. Theo ông Amber Leeson, giảng viên cao cấp về Khoa học Dữ liệu Môi trường tại Đại học Lancaster của Anh, ước tính từ mô hình dữ liệu vệ tinh cho thấy tảng băng Greenland sẽ khiến mực nước biển tăng từ 3 - 23cm vào năm 2100.

Tags

Bình luận

Xem nhiều



Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.


Căn bệnh virus sưng chồi ca cao (CSSVD) do loại rệp sáp gây ra đang tàn phá những rừng cây ca cao ở Tây Phi và có khả năng khiến nguồn cung chocolate toàn cầu gặp nguy hiểm.
Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất