, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 12/08/2022, 17:01

Con chết yểu khi gặp không khí, nhìn ghê người mà thành đặc sản giá 250.000 đồng/kg

Nghi Dung (tổng hợp)
Thứ đặc sản này trông đáng sợ nhưng nhiều người vẫn bạo gan thưởng thức một lần cho biết.

Nếu đến Philippines, có một thứ thực phẩm "kinh dị" không phải ai cũng dám ăn là sâu gỗ Tamilok. Nó khiến nhiều người sợ, vì vẻ ngoài trơn, nhầy nhụa. Thông thường mọi người sẽ ăn sống món này, không qua nấu chín. 

Tamilok sinh sống ở trong trong các thân cây gỗ đã mục. Người ta khai thác bằng cách chặt đôi thân cây rồi lấy con Tamilok ra ngoài.

Món ăn này không qua đun nấu, người ta chỉ cho thêm gia vị, dấm rồi cho thẳng vào miệng. Trước khi ăn phần ruột và đầu được bỏ.

Sau khi bắt xong, người ta sẽ bỏ phần ruột và đầu.

Thức ăn của Tamilok là gỗ, chiều dài cơ thể có thể đạt tới 50cm, phát triển mạnh ở vùng nước mặn. Điều đặc biệt là khi ra khỏi thân cây, tiếp xúc với không khí, chúng sẽ chết ngay. Cho nên, để giữ được độ tươi ngon thì người ta sẽ cố gắng ăn sớm nhất, tránh để lâu. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn sống được nên có người vẫn nấu chín, độ ngon cũng không hề giảm bớt.

Người đã ăn thì ví món Tamilok tương tự hàu sống nhưng ngon hơn và hơi tanh. Theo các nghiên cứu thì sâu gỗ Tamilok giàu sắt, canxi, kẽm, vitamin A và B12.

Giá của loại đặc sản này là 400-600 Peso (160.000 đồng - 250.000 đồng/kg). Bên cạnh ăn tươi sống thì Tamilok có thể chiên giòn hoặc tẩm bột.

Thông thường người ta ăn sống Tamilok cùng với dấm và chanh

Đây được xem là đặc sản của Palawan và tỉnh Aklan ở Philippines. Cho đến nay, người dân Philippines hoàn toàn khai thác Tamilok trong tự nhiên, không ai tự nuôi được con vật này.

Người ta tách thân cây ra để thu hoạch con sâu gỗ Tamilok.

Theo truyền thống, người dân Philippines sẽ bắt và trữ Tamilok cho các ngày lễ quan trọng, nhưng hiện nay nhiều du khách muốn thưởng thức nên người dân tăng cường khai thác nhiều hơn. Tuy nhiên, việc nhiều người muốn ăn Tamilok cũng có nghĩa số lượng cây ở rừng ngập mặn bị đốn hạ tăng lên, đặt ra những mối lo với vấn đề môi trường. 

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất