, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 22/11/2022, 06:00

Con số biết nói: 20%

TRẦN TRỌNG THỨC
Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, được xem là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy lĩnh vực này cần phải được ưu tiên đầu tư nguồn nhân lực lớn từ ngân sách nhà nước, đảm bảo nhu cầu tối thiểu để nâng cao chất lượng.

Thế nhưng thời gian qua tình hình giáo dục vẫn còn làm nặng lòng không chỉ những người có trách nhiệm về xây dựng chính sách, mà ngay trong thực tế xã hội cũng có nhiều biểu hiện đáng lo. Từ việc trình độ người học sút giảm, giáo viên bỏ nghề, sách giáo khoa tăng giá hàng năm cho tới trường học xuống cấp và phụ huynh phải đóng góp ngày càng nhiều cho chuyện học của con em mình. Một trong những nguyên nhân cơ bản là ngân sách cho ngành này không những còn khiêm tốn mà việc thực hiện vẫn chưa thật nghiêm túc.

Vào trung tuần tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thừa uỷ quyền Thủ tướng ký một báo cáo gửi Quốc hội về hoạt động giáo dục và thực hiện ngân sách giáo dục năm 2022. Theo đó, Quốc hội cần đảm bảo tỷ lệ chi cho giáo dục đạt tối thiểu 20% tổng chi phí ngân sách nhà nước hằng năm, đúng như Luật Giáo dục qui định.

Theo Luật Giáo dục 2019, ngân sách nhà nước cần dùng tối thiểu 20% tổng chi phí cho giáo dục - đào tạo. Thật ra mức đầu tư này có xu hướng tăng đều trong từng năm của giai đoạn 2011 – 2020, trung bình đạt khoảng 17 - 18%, có năm gần 19%. Một số người có cái nhìn lạc quan cho rằng mức đầu tư này lớn hơn so với Mỹ 13%, Indonesia 17,5%, Singapore 19,9%, vì vậy theo họ mức chi ngân sách nhà nước của chúng ta về giáo dục là không thấp. Cũng có một cách so sánh khác, tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì mức chi tiêu cho giáo dục của Việt Nam tương đương 4,9% GDP, chỉ kém Malaysia 5% và cao hơn các nước khác trong ASEAN - như Singapore chẳng hạn, ngân sách dành cho giáo dục là 2,9%. Thế nhưng so sánh như vậy là không ổn, do trình độ phát triển kinh tế và dân trí hai nước khác nhau.

Báo cáo dự toán chi thường xuyên lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2022 là 275.700 tỷ đồng, chiếm 15% tổng chi ngân sách nhà nước (trong khi tổng dự toán cho ngành này là 330.700 tỷ đồng bao gồm cả chi đầu tư). Trong ngân sách cho giáo dục, chi thường xuyên tức chi cho con người là quan trọng nhất mà nếu không bảo đảm được thì khó thực hiện chính sách cho người dạy lẫn người học.

Hồi năm 2021, theo hướng dẫn, tổng chi thường xuyên cho cả nước giảm 1,9%, nhưng lĩnh vực giáo dục đào tạo chi thường xuyên giảm đến 3,4%. Điều này giải thích tại sao ngành giáo dục không đủ nguồn lực để giải quyết các vấn đề như biên chế giáo viên còn thiếu, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên còn yếu… Nhiều địa phương có các cơ sở giáo dục gặp khó khăn không cân đối được thu chi để duy tu, bảo dưỡng, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học. Do thiếu ngân sách của Trung ương, các nơi ấy đã phải dùng kinh phí cho giảng dạy học tập để trả lương nhân viên hợp đồng.

Thông tin trên báo chí cho thấy, trong năm nay ít nhất khoảng phân nửa địa phương không đảm bảo được tỷ lệ chi thường xuyên. Có thể nói chính hệ thống phân quyền quản lý cho địa phương khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp nhiều khó khăn trong quản lý nguồn nhân lực và chi ngân sách nhà nước. Các báo cáo cho thấy một số địa phương làm tốt việc chi ngân sách về giáo dục gồm có Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên.

Tuy vậy, xét trên toàn bộ các vùng miền, tình trạng giáo viên bỏ dạy do đồng lương quá thấp đã lên đến mức báo động với 16.000 người, bình quân cứ 100 giáo viên lại có một người giã từ nghề được gọi là thiên chức.

Đó là một trong những lý do khiến việc chi 20% ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục vào thời điểm này rất cần được thực hiện một cách nghiêm túc.

Tags

Bình luận

Xem nhiều



Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.


Nổi bật

Trời càng nắng càng phải lao ra đồng, đó là nghề trồng cói. Dưới cái nắng nóng 38 - 41 độ C, nông dân vựa cói xã Quảng Phúc (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) “dầm nắng” để thu hoạch.
Được quan tâm



Keo lá tràm là loài cây đa mục đích, gỗ làm vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, nguyên liệu cho công nghệ ván ghép thanh, ván dăm. Đặc biệt gỗ có tiềm năng bột giấy cao, 275-285 kg bột/m3. Gỗ có nhiệt lượng cao 4.800 kcal/kg nên được sử dụng làm chất đốt trong sản xuất than hoạt tính và làm củi đun.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất