, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 11/11/2022, 15:00

COP27: Nước nghèo cần tiền tài trợ để chuyển đổi đến tương lai xanh

MINH TRÍ
(theo DW)
Khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP27) tại Ai Cập, các nước có thu nhập thấp kêu gọi các nước giàu tài trợ để họ thích ứng với sự biến đổi khí hậu.

Phát biểu với lãnh đạo các nước dự COP27, Thủ tướng Barbados Mia Mottley nói: “Chúng ta đã đổ máu, mồ hôi và nước mắt để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp. Có phải bây giờ chúng ta phải trả giá cho hậu quả là khí thải nhà kính từ cuộc cách mạng công nghiệp?”. 

Các nước có thu nhập thấp, nhất là Nam bán cầu, sẽ cần hàng ngàn tỷ USD để cắt giảm lượng khí thải, thích ứng với tình trạng trái đất nóng dần lên, những cơn hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng, và phải trả giá cho hậu quả tàn phá môi trường, theo một báo cáo mới của Ai Cập và Anh, hai quốc gia tổ chức COP27 và COP26. 

Nhân công lắp bảng pin mặt trời ở châu Phi- Ảnh: PA

Cho đến nay, các nước giàu chưa thực hiện đầy đủ những cam kết tài trợ cho các nước nghèo. Các dự báo cho biết hiện các nước giàu thậm chí không đáp ứng mục tiêu tài trợ 100 tỷ USD/năm mà họ từng hứa thực hiện từ năm 2020 đến năm 2023. 

Tại COP27, các nước sẽ cố gắng nhất trí một mục tiêu tài trợ cao hơn cho năm 2025.  Vậy lấy đâu ra nguồn tiền này?

Quỹ Khí hậu Xanh

Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) là một cách để trao 100 tỷ USD cho các quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu, có thu nhập thấp. GCF nhằm giúp các nước chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và tài trợ các dự án giúp họ thích ứng với tình trạng nóng hơn của trái đất, ví dụ giúp nông dân chuyển sang sử dụng các loại giống chịu hạn, hoặc tạo thêm không gian xanh làm mát tại các thành phố nhằm đối phó các đợt nắng nóng. 

Các công ty tư nhân, các cơ quan chính quyền và các tổ chức xã hội dân sự tại một quốc gia phải được GCF công nhận để đăng ký nhận tài trợ. GCF cũng tự quyên tiền từ các nguồn công cộng và doanh nghiệp. 

Vì cần một số tiền khổng lồ, các quỹ này phải khai thác mạnh các nguồn tài chính lớn có sẵn trong lĩnh vực tư nhân. 

Các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã công bố danh sách các dự án 120 tỷ USD mà các nhà đầu tư có thể tài trợ, gồm năng lượng xanh và các chương trình thích ứng cây trồng. 

“Nếu thực hiện đúng, việc hỗ trợ thích ứng sẽ tốt cho các doanh nghiệp và cho những nước bị thiệt hại và mất mát vì biến đổi khí hậu”, theo Jyotsna Puri của Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế của Liên Hợp Quốc. Quỹ này đặt trụ sở ở Rome (Ý) và có chức năng hoạt động xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn của các nước đang phát triển. 

Quỹ đền bù thiệt hại và mất mát

Từ lâu, các nước dễ bị tổn thương và có thu nhập thấp đã tranh cãi về một quỹ đền bù thiệt hại và mất mát đặc biệt, để giúp họ chi trả cho sự tàn phá liên quan khí hậu, chẳng hạn một cộng đồng bị tàn phá do lũ quét hoặc sinh kế bị xóa sổ do mất mùa.

Tổng thống Kenya William Ruto nói tại COP27: “Mất mát và thiệt hại không phải là một chủ đề trừu tượng của cuộc đối thoại bất tận. Đó là trải nghiệm hàng ngày của chúng tôi và là cơn ác mộng sống cho hàng triệu người Kenya và hàng trăm triệu người châu Phi”. 

Các quốc gia giàu có hơn, công nghiệp hóa đã chống lại ý tưởng lập quỹ đền bù thiệt hại và mất mát, vì họ sợ có thể không kham nổi những khoản tiền đền bù khổng lồ. Nhưng vấn đề lập quỹ này đã lần đầu tiên được thêm vào chương trình nghị sự chính thức của COP27.

Một số người coi quỹ như một dạng đền bù của các quốc gia đã phát triển kinh tế bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch gây biến đổi khí hậu trong nhiều năm, mặc kệ các quốc gia có lượng khí thải thấp phải trả giá cho sự thải phát lớn khí nhà kính ở các nước giàu. 

Emem Okon, giám đốc điều hành của Trung tâm Nguồn lực và Phát triển Phụ nữ Kebetkache của Nigeria, nói với DW: “Không nên coi đó là viện trợ. Các nước giàu phải đền bù cho châu Phi, cho các cộng đồng, vì những gì họ đã tước đoạt từ các cộng đồng đó”.

Gia súc chết vì hạn hán ở châu Phi- Ảnh: Getty Images

Giảm nợ và hoán đổi nợ nước ngoài 

Phần lớn tài trợ thích ứng biến đổi khí hậu cho các quốc gia có thu nhập thấp là từ khoản vay, thay vì hình thức viện trợ không hoàn lại. Theo Viện Môi trường Stockholm (SEI), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thụy Điển, điều này đang khiến các quốc gia vốn đã mắc nợ ngày càng lún sâu vào nợ nần.

SEI và các quốc gia Châu Phi và các quốc đảo ở Thái Bình Dương đã kêu gọi xóa nợ dưới một số hình thức.

Hoán đổi nợ nước ngoài có thể là một trong những giải pháp. Điều này liên quan việc xóa một phần nợ của một quốc gia và đầu tư vào các chương trình bảo tồn, nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng như rừng nhiệt đới hoặc rạn san hô.

Mark Bynoe, nhà kinh tế môi trường thuộc Trung tâm Biến đổi Khí hậu Cộng đồng Caribe, cơ quan điều phối ứng phó với biến đổi khí hậu, cho biết nếu các quốc gia không đồng ý với nhau về một số hình thức cứu trợ, sự bất công về khí hậu sẽ trở nên sâu sắc hơn.

Ông nói: "Các nước trong khu vực chúng tôi đã mắc nợ quá nhiều và nếu họ tiếp tục nợ nần, nó sẽ trở nên gần như không bền vững".

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất