Đại dịch Covid-19 xảy ra và hoành hành trên thế giới suốt 2 năm qua đã “chọc thủng” hệ thống y tế của nhiều nước, kể cả những nước có nền y học tiên tiến nhất. Thực tế này khiến ngành y tế thế giới nói chung và giới nghiên cứu công nghệ nói riêng tìm mọi cách cải thiện ngành y tế, mở rộng khả năng tiếp cận y tế với nhiều người hơn. Hàng loạt giải pháp, thiết bị công nghệ mới ra đời, tạo ra cuộc cách mạng y tế trên phạm vị toàn cầu.
Những giải pháp hàng đầu
Công nghệ in thuốc 3D giúp in những viên thuốc có cấu trúc phức tạp, hiệu quả hơn các loại thuốc thông thường vì có liều lượng chính xác hơn. Ngoài ra, in 3D kiểm soát việc phân phối thuốc trong các không gian ngoại bào và nội bào khác nhau. Điều này cũng giúp ngăn ngừa một số tác dụng phụ nguy hiểm.
Công nghệ thuốc nano (Nanomedicine) hứa hẹn cải thiện tốc độ phân phối thuốc cấp độ phân tử. Đặc tính quang học, từ tính và cấp tiến độc đáo của Nanomedicine khiến nó trở nên khác biệt. Công nghệ này còn được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của các khối u bên trong cơ thể con người. Nanomedicine không chỉ đề cập đến thuốc mà còn là ứng dụng của vật liệu nano và thiết bị sinh học trong chăm sóc sức khỏe.
Công nghệ in sinh học cho phép các nhà khoa học sản xuất mô, xương, mạch máu… Thậm chí, các nhà khoa học còn tuyên bố phát triển toàn bộ cơ quan bằng cách sử dụng in sinh học 3D. Trong tương lai, điều này sẽ giúp ngăn chặn việc giết động vật để thử nghiệm lâm sàng và dược lý.
Sự phát triển của các thiết bị như máy đếm bước, máy theo dõi nhịp thở trở thành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Thậm chí, nhiều ứng dụng theo dõi sức khỏe đã có sẵn trên các kho ứng dụng di động Google Play hay Apple Store, tạo ra nhận thức chung trong cộng đồng về sức khỏe và thể dục.
Nền tảng chăm sóc sức khỏe TeleICU giúp theo dõi bệnh nhân từ xa và quản lý tích hợp bệnh án.
Ngoài ra, nó còn được dùng như một biện pháp chẩn đoán sơ bộ trong một số trường hợp khẩn cấp. Sự ra đời của cửa hàng dược phẩm điện tử giúp mang thuốc và thiết bị y tế đến những nơi xa xôi hẻo lánh nhất. Những ứng dụng này không chỉ giúp tìm kiếm các loại thuốc quan trọng mà còn tiết kiệm thời gian cho cả bệnh nhân lẫn nhân viên y tế.
Việc cấy ghép thiết bị y tế vào cơ thể người đang dần trở thành hiện thực. Theo tờ The Washington Post, lĩnh vực y tế đã hướng tới việc cấy ghép loại thẻ kỹ thuật số siêu mỏng và linh hoạt, có thể được dùng cho những ứng dụng như điều khiển chân, tay giả.
Công nghệ này còn có thể theo dõi cử động của bệnh nhân Parkinson, giúp các nhà thần kinh học đánh giá chi tiết hành vi thể chất của bệnh nhân trước khi thăm khám, cũng như lựa chọn liều lượng thuốc phù hợp. Trong thời buổi chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao, thời gian nằm viện thường được rút ngắn và các nhà nghiên cứu đang khám phá tiềm năng sử dụng công nghệ theo dõi bệnh nhân điều trị ngoại trú.
Các thiết bị tiên tiến
Các công nghệ mới hướng tới người cao tuổi tại Triển lãm CES 2022 vừa kết thúc hôm 8-1 cho thấy, tiềm năng của lĩnh vực này không chỉ dành riêng cho người già.
Labrador Systems Retriever, dự án được hỗ trợ với Quỹ Amazon Alexa, đưa tới triển lãm xe đẩy robot với hệ thống khay có thể thu gọn, kèm giá đỡ và ngăn lạnh tùy chọn. Với khả năng chở hàng hơn 11kg, Retriever hỗ trợ những người bị hạn chế khả năng vận động vận chuyển các đồ vật, quần áo giặt giũ, bữa ăn và vật dụng khác xung quanh nhà.
Trong khi đó, Sengled, công ty công nghệ đèn chiếu sáng thông minh, ra mắt sản phẩm bóng đèn có khả năng theo dõi sức khỏe, bao gồm nhịp tim, nhiệt độ và quan sát giấc ngủ thông qua radar cảm biến. Theo dõi sức khỏe thông minh không phải là ý tưởng mới, nhưng tích hợp vào bóng đèn có một số ứng dụng tiềm năng trong chăm sóc người cao tuổi, gồm cả tính năng nhận diện nguy cơ té ngã.
Eargo, công ty khởi nghiệp thiết bị y tế, công bố thiết bị trợ thính mới nhất - Eargo 6, có khả năng điều chỉnh âm thanh thông qua thuật toán độc quyền, tự động thiết lập mức âm thanh thay cho điều khiển bằng tay và công nghệ hỗ trợ làm rõ giọng nói trong môi trường ồn ào. Không chỉ vậy, người dùng còn có thể kích hoạt chế độ Mask-Mode để nghe người đeo khẩu trang nói rõ hơn.
Sensorscall, công ty phát triển ứng dụng theo dõi sức khỏe từ xa CareAlert, cũng tung ra bản cập nhật mới cho sản phẩm của mình, có khả năng tích hợp với Apple Watch, Fitbit cũng như các thiết bị theo dõi sức khỏe khác. Bảng hiển thị cho phép các thành viên trong gia đình và người chăm sóc biết được thói quen sinh hoạt hàng ngày của người dùng như giấc ngủ, vệ sinh... CareAlert được tạo ra bởi chính những người cao tuổi.
BOCCO emo, một trong những robot mới nhất cho các viện dưỡng lão được phát triển bởi Yukai Engineering, nhà sản xuất gối robot Qoobo.
BOCCO emo có kích thước vừa phải để có thể đặt trên bàn, có khả năng kết nối tới các thiết bị y tế IoT để theo dõi chỉ số của bệnh nhân và cập nhật thông tin cho y tá phụ trách. Trường hợp bệnh nhân cần sự giúp đỡ, thiết bị này có thể trò chuyện trong thời gian chờ điều dưỡng tới và sử dụng để cập nhật tình trạng người bệnh cho gia đình.
BOCCO emo, một trong những robot hỗ trợ tại các viện dưỡng lão ở Nhật Bản
BOCCO được tiến hành thử nghiệm và đang sử dụng tại các bệnh viện ở Nhật Bản. Yukai Engineering cho biết, sản phẩm robot cỡ nhỏ này sử dụng “ngôn ngữ cảm xúc”, có khả năng hiểu được lời nói, cảm xúc người dùng, đưa ra phản hồi tương ứng kèm hiệu ứng âm thanh, nét mặt và cử chỉ.
Bên cạnh bún song thằn, rượu bầu đá, bánh tráng nước dừa... không thể không nhắc đến hương vị bánh ít lá gai của Bình Định, món bánh dân dã vốn đã đi vào ca dao quê nhà: “Muốn ăn bánh ít lá gai/ Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi”.
“Nhiều người hỏi tôi có ngại không khi là đàn ông mà chọn nghề giáo viên mầm non, tôi thẳng thắn trả lời không ngại mà còn khoe là sinh viên nam duy nhất của lớp khi vào Trường Đại học Sài Gòn".
Mới đây bộ sưu tập “Thu Đông 2022” của nhà thiết kế Công Trí gây được sự chú ý sau khi được đăng tải trên Vogue Runway theo lịch trình tuần lễ thời trang quốc tế.
Hiện các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu còn rất hạn chế, chưa tham gia sâu được vào chuỗi giá trị sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia có mặt tại Việt Nam.
Bộ NN&PTNT vừa nhận được thông báo từ các cơ quan chức năng Mỹ về việc hoàn thành thẩm định các thủ tục và chính thức cho phép nhập khẩu quả bưởi từ Việt Nam.
Nghệ sĩ Bạch Tuyết - “Cải lương chi bảo”, Nghệ sĩ Nhân dân - là cái tên không xa lạ với khán giả cải lương nhiều thế hệ. Không chỉ ca hay, diễn hay, cô còn nổi tiếng bởi khả năng học hỏi không ngừng, luôn tìm tòi, sáng tạo và đau đáu với việc trao truyền nghệ thuật cải lương cho thế hệ trẻ.
Tự chế biến, không ngừng đa dạng sản phẩm để chủ động hơn về đầu ra cũng như tăng thêm giá trị cho nông sản đang là hướng đi của những nông trại sản xuất sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Gần 200 công nghệ, thiết bị trong và ngoài nước của 87 doanh nghiệp, viện, trường đã được quảng bá và xúc tiến thương mại tại Techmart Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch 2022.
Ngày 14/04/2022, hình vẽ tượng trưng của Hang Sơn Đoòng - hang động tự nhiên lớn nhất thế giới tại Quảng Bình đã được vinh danh trên Google tìm kiếm tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Đây là một trong số ít lần trong lịch sử Google Doodle mà một địa danh cụ thể ở Việt Nam được chọn để hiển thị.
Ngày 10/10/2021, Ban tổ chức chương trình Cầu Nông thôn - Tạp chí Nông thôn Việt phối hợp với các địa phương trên địa bàn tỉnh Long An tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng 15 công trình giao thông nông thôn tại vùng biên giới tỉnh này.
Nhiều địa phương khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao và hàng trăm doanh nghiệp lớn tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này là cơ hội tốt cho tín dụng.
Hiện nay, các vùng đại dương trên thế giới đang trở nên ngột ngạt, thiếu oxy do tác động của sự nóng lên toàn cầu và sự ô nhiễm do con người tạo ra từ các nguồn nước thải và chất thải công nghiệp.