, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 04/05/2022, 14:04

“Cựu lâm tặc” trở thành hướng dẫn viên du lịch bảo tồn

LÊ KIÊN
Từng là một người làm nghề đốn củi, chặt cây lấy gỗ bán, anh Nguyễn Ngọc Anh - 36 tuổi ở Quảng Bình đã “gác rìu hoàn lương”. Giờ đây, "cựu lâm tặc" đã trở thành một hướng dẫn viên du lịch tại các khu rừng rậm, nơi đã từng bị anh chặt phá...
Nguyễn Ngọc Anh hiện là một hướng dẫn viên du lịch và bảo tồn tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: Hoàng Trung.

Nguyễn Ngọc Anh là một trong số 250 “cựu lâm tặc” được một công ty du lịch mạo hiểm ở địa phương trưng dụng và đào tạo để trở thành hướng dẫn viên du lịch. 

Với kinh nghiệm nhiều năm băng rừng lội suối, anh có thể hỗ trợ và hướng dẫn các đoàn du khách trong và ngoài nước thực hiện những chuyến đi thám hiểm xuyên rừng núi, cũng như khám phá hệ thống hang động lớn nhất thế giới tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận.

Anh Nguyễn Ngọc Anh kể lại: “Trước đây, mỗi khi phát hiện thấy một cây cổ thụ, trong đầu tôi bắt đầu tính toán xem cây này cao bao nhiêu mét, được bao nhiêu khối gỗ và nếu cưa ra thành khúc sẽ như thế nào. Nhưng bây giờ tôi đang làm việc trong lĩnh vực du lịch, mọi chuyện đã khác. Khi nhìn thấy một cây cổ thụ, tôi đều giới thiệu với đoàn du khách rằng đây là những cây có giá trị và số lượng của chúng không còn nhiều”… 

Bước ngoặc trong cuộc đời của anh bắt đầu khi những đợt thiên tai lũ lụt liên tục đổ về trong vài năm trở lại đây, tàn phá nhiều ngôi làng và cuốn trôi nhiều tài sản của người dân - trong đó có quê hương Quảng Bình, nơi anh đang sinh sống. 

Nhận thấy những việc làm của mình ít nhiều cũng đã góp phần gây nên thiên tai lũ lụt, anh Nguyễn Ngọc Anh đã dành thời gian tìm hiểu về các cuộc khủng hoảng thiên nhiên, sự biến đổi khí hậu, cũng như những tác động của môi trường tự nhiên đối với con người. Từ đó anh quyết định từ bỏ nghề “tiều phu” để trở thành một hướng dẫn viên du lịch và bảo tồn - một công việc tốt hơn, có ý nghĩa hơn. 

Là một hướng dẫn viên chuyên dẫn đoàn du lịch thám hiểm rừng núi, Ngọc Anh cũng thường xuyên đi cùng với đoàn lực lượng chức năng để hỗ trợ các kiểm lâm viên tuần tra đường mòn, ngăn chặn những kẻ săn trộm chặt phá cây cối. Anh cũng giúp kiểm lâm phát hiện và gỡ bỏ các loại bẫy thú rừng, dọn dẹp rác thải.  

Với công việc hiện tại, anh Ngọc Anh chỉ kiếm được một nửa số tiền so với trước đây làm nghề đốn gỗ. Thế nhưng, “cựu lâm tặc" rất vui với niềm tự hào rằng mình đã giúp nhiều người nhận thức được tầm quan trọng của rừng núi đối với môi trường sống. Anh hy vọng một ngày nào đó khi du lịch hoàn toàn phục hồi, du khách đến tham quan nhiều, anh sẽ có nhiều cơ hội kiếm tiền bền vững hơn. 

Theo dữ liệu thống kế từ Global Forest Watch, tính từ năm 2001 đến năm 2020, Việt Nam đã mất khoảng 3 triệu héc-ta cây che phủ, giảm 20% so với 20 năm trước, nguyên nhân chủ yếu là do nạn chặt phá rừng lấy gỗ để làm nhà, làm đồ nội thất…

Năm 2007, Chính phủ bắt đầu tiến hành nhiều chính sách mạnh tay nhằm ngăn chặn các hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp và đã hạn chế được phần nào tốc độ tàn phá rừng. Việt Nam cũng đã tham gia vào các cam kết toàn cầu nhằm chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030. 

Tags

Bình luận


user-avt

Sun The

22:05, 04/05/2022

Thật tuyệt vời, đó là một hành động đáng khen ngợi, hi vọng sẽ có nhiều người nhận thức được như anh và làm những việc tốt. .

Xem thêm bình luận
Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Với ưu điểm chịu hạn, dễ chăm sóc, đặc biệt giá trị tăng cao gấp nhiều lần cây lúa, cây mè được nông dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp canh tác như một giải pháp chống hạn trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất